- GA: số tuổi của thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
- CRL: chiều dài đầu mông.
- BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.
- FL: độ dài xương đùi.
- EFW: ước tính số cân của thai nhi.
- TTD: đường kính đo ngang bụng.
- APTD: đường kính đo ở trước và phía sau bụng của thai.
- HC: chu vi của đầu thai nhi.
- AC: chu vi của vòng bụng.
- AF: nước ối.
- AFI: chỉ số nước ối.
- OFD: đường kính của xương chẩm, được đo tại mặt cắt to nhất tính từ trán ra phía sau gáy hộp sọ của bé.
- EDD: ngày sinh dự đoán.
Các mốc thời gian quan trọng để tiến hành siêu âm thai
Đi khám và siêm âm thai lần 1 (5 - 8 tuần)
- Xác định có thai, tình trạng của thai.
- Siêu âm xác định số lượng thai, vị trí túi thai (nằm trong buồng tử cung hay nằm ngoài tử cung), kiểm tra tim thai, tính tuổi thai, ngày dự sinh.
- Xét nghiệm: HIV, giang mai, Rubella, HbsAg, đường huyết, huyết đồ, nước tiểu. Điện tâm đồ.
- Ở thời điểm này nhiều mẹ bầu hiện nay cũng chọn xét nghiệm Nipt, tuy giá đắt đỏ hơn nhưng cũng giúp phát hiện những bất thường sớm hơn.
Đi khám và siêu âm thai lần 2 (11 tuần - 13 tuần 6 ngày)
- Siêu âm đo độ mờ da gáy.
- Làm xét nghiệm Double test tầm soát dị tật thai nhi.
Đi khám và siêu âm thai lần 3 (16 tuần - 22 tuần)
- Siêu âm 2D đánh giá hình thái và sự phát triển thai nhi.
- Làm xét nghiệm Tripple test (nếu chưa làm xét nghiệm Double test). Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.