Ảnh minh họa.
Người cha đóng một vai trò không thể thiếu trong sự trưởng thành của con cái. Họ có thể dạy con trai trở thành một người đàn ông và dạy con gái cách hòa hợp với người khác giới. Trong quá trình lớn lên của con cái, vai trò của cha mẹ là khác nhau, mẹ có tốt với con đến đâu cũng không thể thay thế được người cha trong cuộc sống.
Làm thế nào để cha đồng hành cùng con?
Tăng cường tiếp xúc, giao tiếp với con
Người cha càng dành nhiều thời gian cho con thì vai trò đối với sự trưởng thành của đứa trẻ càng lớn. Khi về nhà, hãy buông điện thoại xuống, tương tác cùng con nhiều hơn. Nói chuyện với con về cuộc sống ở trường, để chúng kể về những điều thú vị đã xảy ra, những khó khăn mà chúng gặp phải, v.v. Giao tiếp và kiên nhẫn lắng nghe sẽ giúp đứa trẻ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, gắn kết quan hệ cha mẹ - con cái, đồng thời giúp chúng ta kịp thời hiểu được suy nghĩ, tâm trạng của đứa trẻ.
Khi trẻ gặp khó khăn cần giúp đỡ, hãy đứng về phía trẻ, cùng trẻ tìm cách giải quyết, nói với trẻ: "Con đừng sợ, có cha đây, cha sẽ cùng con gánh vác và tìm cách giải quyết". Mối quan hệ cha mẹ và con cái gần gũi và hài hòa sẽ thuận lợi hơn cho việc nuôi dưỡng sự nhiệt tình và sáng tạo của trẻ.
Chủ động chịu trách nhiệm giáo dục con cái
Các nhà tâm lý học đã từng tổng kết một hiện tượng như vậy: Cùng một câu nói, nếu được nói bởi người cha, có ảnh hưởng đến đứa trẻ gấp 50 lần so với người mẹ. Người cha giỏi tư duy lý trí, người mẹ giỏi tư duy cảm tính, việc để người cha tham gia vào quá trình giáo dục và học tập của con cái sẽ giúp trẻ trải nghiệm đầy đủ hai lối suy nghĩ khác nhau là lý trí và tình cảm, đồng thời học được cách suy nghĩ độc lập.
Một nghiên cứu tâm lý học chỉ ra, sự tồn tại của người cha có lợi cho việc chuyển từ "mối quan hệ khép kín" được hình thành giữa mẹ và con sang "mối quan hệ ba chiều mở" trong gia đình. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Cùng con vận động và vận động nhiều hơn
Khuyến khích, đồng hành cùng con tập thể dục nhiều hơn không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tinh thần minh mẫn hơn mà còn là cơ hội dạy trẻ trải nghiệm thành công và thất bại, học cách đứng dậy khi vấp ngã; hiểu được rủi ro, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm và nâng cao xác suất thành công trong tương lai.
Nhiều ông bố luôn cho rằng không thể cân bằng giữa sự nghiệp và con cái. Vì vậy, họ chọn cách đợi cho đến khi hoàn thành công việc bận rộn trong vài năm, và khi kiếm đủ tiền mới bắt đầu nghĩ đến chuyện bên cạnh con. Nhưng cuộc đời vốn dĩ không thể lặp lại, giáo dục con cái từng giai đoạn cũng không thể lặp lại, con cái chỉ lớn lên một lần và vai trò của cha mẹ cũng có ngày "hết hạn".
Một người cha dù thành công đến đâu trong sự nghiệp cũng không thể bù đắp được sự hối tiếc khi thiếu quan tâm để con cái mình lớn lên thất bại. Trên con đường từ khi còn thơ đến lúc trưởng thành, người cha còn cần thể hiện vai trò là “lá chắn an toàn” để con ngày một trưởng thành, khôn lớn.