Ấn Độ: "Cuộc khủng hoảng mới" đang đến gần, đối mặt với căn bệnh có tỉ lệ tử vong 50%, thiếu thuốc men

Mặc dù các ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đang có xu hướng giảm, nhưng các vấn đề khác lại đang dần nóng lên, thậm chí còn đáng lo ngại hơn.

Không chỉ thiếu oxy, thiếu thuốc đang trở thành vấn đề cấp bách

"So với oxy, thứ hiện đang khan hiếm hơn nhiều trong đợt khủng hoảng lần này ở Ấn Độ chính là Thuốc tiêm Amphotericin B (Injection Amphotericin B ) để điều trị bệnh Mucormycosis.

Ấn Độ: Cuộc khủng hoảng mới đang đến gần, đối mặt với căn bệnh có tỉ lệ tử vong 50%, thiếu thuốc men - Ảnh 1.

Chuyên gia Goniya tại Ấn Độ cho biết, gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh mucormycosis tại các bệnh viện trên khắp Ấn Độ đang gia tăng. Người ta gọi nó là "nấm đen" ( black fungus).

Theo một bài viết đăng trên India Today, vào ngày 18/5, kể từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19, bang Maharashtra ở miền trung Ấn Độ đã báo cáo hơn 1.500 trường hợp nhiễm mucor và Gujarat cũng đã báo cáo hơn 100 trường hợp mucor cho đến nay.

Các chuyên gia từ "Nhóm công tác quốc gia về Covid-19" của Ấn Độ nói với giới truyền thông rằng "bệnh nấm mucormycosis" là một bệnh hiếm gặp với tổng tỷ lệ tử vong là 50%, do nấm "mucor" tự nhiên trong môi trường gây ra.

Mucormycosis có thể gây đỏ và đau ở mắt và mũi, kèm theo sốt, nhức đầu, ho, khó thở và các triệu chứng khác.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây mù lòa.

Ấn Độ: Cuộc khủng hoảng mới đang đến gần, đối mặt với căn bệnh có tỉ lệ tử vong 50%, thiếu thuốc men - Ảnh 2.

Bệnh này có thể do sử dụng steroid. Thuốc steroid được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và nghiêm trọng sau khi nhiễm Covid-19, nhưng chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bart và Giani cũng nhận thấy rằng một số bệnh nhân viêm phổi do Covid-19 nhập viện hoặc hồi phục trên khắp Ấn Độ thực sự bị nhiễm "mucormycosis", và thông tin về việc mua amphotericin B tiếp tục xuất hiện trên mạng xã hội.

Milind Deshmukh, một kỹ sư cơ khí 35 tuổi đến từ ngoại ô Mumbai, đang chiến đấu với Covid-19. Thật không may, anh cũng mắc bệnh mucormycosis cùng lúc.

Anh trai của Deshmukh nói với tờ Al Jazeera rằng, "Niêm mạc đã bị ăn mòn, hầu hết các mô trên khuôn mặt của anh ấy đã bị ảnh hưởng. Anh ấy đã trải qua ba cuộc phẫu thuật và mất thị lực vĩnh viễn ở một bên mắt. Do phải cắt bỏ hàm trên nên anh ấy sẽ khó nói hoặc ăn được. Điều này thật là tàn khốc".

Ấn Độ: Cuộc khủng hoảng mới đang đến gần, đối mặt với căn bệnh có tỉ lệ tử vong 50%, thiếu thuốc men - Ảnh 3.

Sự thiếu hụt nguồn cung thuốc men nghiêm trọng, xảy ra cuộc "khủng hoảng đạo đức"

Navati cho biết, do nhu cầu về các loại thuốc như amphotericin B tăng mạnh trong thời kỳ dịch bệnh, giá các loại thuốc đa chủng loại cũng tăng bất thường, khiến nhiều bệnh nhân khó có khả năng chi trả và thậm chí không thể mua các loại thuốc liên quan ở các hiệu thuốc thông thường.

Sự thiếu hụt nguồn lực y tế cũng đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho "thị trường chợ đen" hoạt động mạnh, và những kẻ trục lợi trộn lẫn với các tình nguyện viên và các tổ chức phúc lợi công cộng để kiếm lợi nhuận khổng lồ.

Thời báo New York đưa tin vào ngày 16/5 rằng, một số tội phạm tận dụng điều kiện dịch bệnh đã bán thuốc, ôxy và các vật liệu khác cho công chúng thông qua Internet hoặc điện thoại, nơi đầy rẫy những trò gian lận.

Cảnh sát ở New Delhi tháng trước đã bắt giữ 210 người vì nghi ngờ gian lận liên quan đến dịch bệnh Covid-19, một số huyết tương nhập lậu và một số khác đã tăng giá thuốc kháng virus remdesivir lên từ 6 đến 7 lần.

Một số người nhà của bệnh nhân thẳng thừng cho rằng đây là một "cuộc khủng hoảng đạo đức".

Ấn Độ: Cuộc khủng hoảng mới đang đến gần, đối mặt với căn bệnh có tỉ lệ tử vong 50%, thiếu thuốc men - Ảnh 4.

Bác sĩ phẫu thuật Ấn Độ Barn nói với Deutsche Welle rằng trong một số trường hợp, họ phải dùng đến các phương pháp điều trị y tế chưa được kiểm chứng hoặc mua thuốc để cứu mạng người bệnh đang thiếu hụt trên thị trường chợ đen.

Trong thời kỳ đại dịch, thị trường chợ đen tràn lan, và hành vi trục lợi làm trầm trọng thêm sự đau khổ của bệnh nhân và thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của họ.

Về vấn đề này, Navati cho rằng các tổ chức tình nguyện đang làm việc chăm chỉ để giúp bệnh nhân có được loại thuốc phù hợp với túi tiền của mình và vượt qua thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước đến nay.

*Theo News IFeng

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/an-do-cuoc-khung-hoang-moi-dang-den-gan-doi-mat-voi-can-benh-co-ti-le-tu-vong-50-thieu-thuoc-men-161212405154045787.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang