Cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn
Sau giai đoạn khởi đầu cho bé làm quen với việc ăn dặm mẹ hãy nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn.
Việc ăn đa dạng các loại thức ăn với nhiều hương vị khác nhau sẽ giúp khẩu vị của bé dần làm quen với các loại thức ăn. Việc này giúp bé không kén ăn về sau cũng như nhận được nguồn dinh dưỡng đa đạng từ các loại thực phẩm.
Ngoài đa dạng các loại thức ăn, mẹ cũng có thể thay đổi cách chế biến như: thay vì ăn bột nghiền mịn cùng rau củ mẹ hãy luộc rau củ mềm cho bé tự bốc ăn.
Đừng chỉ đút thìa, hãy tập cho con ăn bốc
Bởi vì việc cầm nắm thức ăn sẽ giúp bé cảm nhận được các loại thực phẩm, phát triển kỹ năng khéo léo của đôi tay. Đồng thời, việc ày cũng sẽ rèn cho bé tính tự lập về sau.
Tập cho bé nhai càng sớm càng tốt
Một trong những sai lầm của nhiều người khi cho con ăn dặm là luôn lo sợ con nghẹn, hóc nên cho con ăn đồ ăn xay nhuyễn mà chậm trễ trong việc tập cho bé làm quen với các loại thức ăn cần nhai.
Việc cho bé ăn thức ăn rắn, dẻo sẽ giúp cơ hàm của bé phát triển. Nếu tới 9 tháng tuổi bé vẫn chưa được ăn các loại thức ăn cần nhai thì trẻ sẽ không chịu ăn đồ nhai về sau này - Nghiên cứu của đại học Bristol cho biết..
Cho bé ăn nhiều rau xanh
Hiện nay tình trạng trẻ không chịu ăn rau ngày càng phổ biến. Vì thế mẹ cần cho bé làm quen với rau ngay trong thời kỳ ăn dặm tới mức tối đa có thể. Rau xanh sẽ cung cấp chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Lượng ăn và bữa ăn cần tăng dần một cách từ từ
Trong giai đoạn khởi đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn, không nên ép bé ăn nhiều ngay từ đầu. Lượng thức ăn và số lượng bữa ăn trong ngày của bé cần được tăng một cách từ từ để bé dần thích ứng.
Để bé thoải mái với đồ ăn
Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi bước vào bữa ăn, mẹ hãy để bé vô tư cầm nắm, bốc, nếm, ngửi.. đồ ăn theo cách mà bé thích. Điều này sẽ khiến mỗi bữa ăn trở thành một niềm vui, chứ không phải là trận chiến.
Cho bé ăn cùng gia đình
Trẻ con thích bắt chước, được ăn cùng gia đình sẽ tạo cho bé tâm lý muốn ăn, không lười ăn cũng như tạo cảm giác gần gũi thân thuộc giữa các thành viên trong gia đình.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.