Bà mẹ thông minh dạy con "học ăn, học nói, học gói, học mở" chỉ bằng một tờ giấy mà khiến hàng triệu người phải thay đổi suy nghĩ

Hãy cùng xem trong clip ngắn gọn này, bà mẹ thông minh đã nói với con điều gì nhé!

Mới đây, đoạn clip mẹ dạy con nhận thức về những tổn thương bằng lời nói đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Tiktok.

Đoạn clip được đăng tải bởi chủ tài khoản có tên iamdiosa. Trong đoạn clip dài 25 giây với bối cảnh đơn giản và "đạo cụ" chỉ là một tờ giấy trắng với sự xuất hiện của hai đứa trẻ, người mẹ trẻ này đã nhanh chóng nhận được hàng ngàn lời khen ngợi, thậm chí được nhiều bậc phụ huynh khác còn ngay lập tức áp dụng để dạy con.

- "Bạn thật xấu xí!"
- "Không có ai muốn chơi với bạn cả."
- "Bạn béo quá!"
- "Bạn hôi quá!"

Đây là những câu nói mà chúng ta vẫn thường xuyên nghe thấy trong các cuộc nói chuyện của con với các bạn. Vẫn biết rằng, bọn trẻ dễ bộc phát sự nóng nảy khi tức giận, cũng dễ dàng giận hờn khi nghe những lời nói không mấy "dễ chịu", nhưng việc chúng có thể cảm nhận và nhận thức được ý nghĩa của từng câu từ đơn giản như thế là điều đương nhiên.

Chúng ta không thể cấm đoán, cũng không thể ép buộc con không được bộc lộ cảm xúc của mình. Chúng ta chỉ có thể uốn nắn và điều chỉnh con theo những điều đúng nhất. Nhưng bằng cách nào? Đó lại không phải là điều ai cũng làm được.

Theo đó, bà mẹ này đã nghĩ ra một cách đơn giản nhưng lại đem lại kết quả khá bất ngờ.

Bằng cách nhân hóa, người mẹ này đã giúp các con của mình có thể nhìn ra tác hại từ những lời nói không khéo và nhận thức về sự trách nhiệm trước những điều mình sắp nói ra, ngay cả khi nóng giận.

Cũng giống như tờ giấy sau khi bị vò nát, lời đã nói ra khó mà thu lại được nên đôi khi chỉ là vô tình thôi biết đâu cũng gây ra những hậu quả khó lường. Chẳng thế mà có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Chỉ bằng một tờ giấy, người mẹ này đã giúp  - Ảnh 3.

Sẽ thật khó để nhìn ra mặt trái của vấn đề nếu không nhìn thấy hậu quả.

Ngay phía dưới bài đăng, đã có rất nhiều người dùng mạng xã hội từ khắp nơi trên thế giới để lại bình luận bày tỏ sự yêu thích đối với cách dạy con này của bà mẹ, đồng thời cũng cho biết đoạn clip đã giúp họ thay đổi suy nghĩ và cách dạy con mà họ đang áp dụng.

Ai cũng biết rằng, dạy con vốn luôn là câu chuyện khó nhằn với tất cả các bậc phụ huynh và dù có cố gắng thế nào thì vẫn luôn cảm thấy không đủ, vẫn khiến các bố mẹ đôi khi cảm thấy ngần ngại về việc đúng/sai trong mọi phương pháp dạy con.

Chỉ bằng một tờ giấy, người mẹ này đã giúp nhiều bậc phụ huynh  - Ảnh 4.
 

Các nhà trị liệu tâm lý chẳng lạ gì những đứa trẻ giận dữ. Nhiều trường hợp thậm chí muốn làm tổn thương người khác.

Trả lời trên trang Psychology Today, tiến sĩ Nanette Burton Mongelluzzo ở Đại học Southern New Hampshire (Anh) cho biết, bọn trẻ khi tức giận có thể sử dụng các từ ngữ như "cháu muốn đánh họ", "cháu ghét họ". Không chỉ vậy còn nói tục, ném ghế, đấm đá và sau khi rời phòng trị liệu thì lao ra đường hoặc chạy thẳng vào khu rừng gần đó. Và điều này đã khiến những đứa trẻ tuổi mẫu giáo phải đi khám tâm lý sau khi bị đuổi học vì muôn vàn lý do như đánh nhau, nói tục, xúc phạm giáo viên và bạn bè.

Trên thực tế, trong quá trình dạy con nói riêng, trong cuộc sống thường ngày nói chung, người lớn cũng có nhiều khi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nhưng có một điều mà chúng ta vẫn luôn luôn ý thức được chính là những lời nói không khéo dễ làm tổn thương người khác cũng như tổn thương chính mình. Song, trái ngược với người lớn, bọn trẻ lại chưa thể cảm nhận hết điều này và đôi khi vẫn trêu chọc bạn bè hoặc những người xung quanh, gây ra những tổn thương không đáng có. Nhưng chẳng đứa trẻ nào muốn như vậy nên việc bố mẹ cần làm là hãy gần gũi với con hơn để dạy chúng cách xử lý cảm xúc.

Hệ quả xấu khi không kịp thời điều chỉnh, định hướng, kiểm soát lời nói của trẻ kịp thời:

- Trẻ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, thiếu tôn trọng người khác. Về lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành thói quen nhận xét, đánh giá bằng cảm tính (hay gọi là cảm nghiệm) thường chủ quan, dẫn đến coi thường người khác. Tâm lý cái tôi cá nhân luôn lấn át.

- Trẻ sống hời hợt, khó hòa nhập với xã hội, khó khăn trong việc gây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh.

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang