Bác sĩ bị ung thư phổi đã di căn não, sau 10 năm vẫn sống khỏe đã đúc kết 2 kinh nghiệm

Bác sĩ Từ Lâm Hữu là phó trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện nhân dân Hoàng Sơn, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có di căn não 10 năm trước.

Bác sĩ Từ Lâm Hữu không bao giờ tưởng tượng được rằng, là một bác sĩ có kinh nghiệm hơn 20 năm chuyên điều trị ung thư phổi cho bệnh nhân, lại trở thành một bệnh nhân ung thư phổi. Bác sĩ Từ khi mới biết bản thân mắc bệnh, ông cũng có chút suy sụp về tinh thần bởi những thay đổi của căn bệnh gây ra cho cơ thể.

Tuy nhiên, sau đó thời gian ngắn ông lấy lại được sự lạc quan, vui vẻ và chấp nhận thực tế. May mắn thay, sau một quá trình xạ trị và điều trị nhắm mục tiêu lâu dài, các tổn thương ung thư phổi trên cơ thể bác sĩ Từ về cơ bản đã được kiểm soát.

Bác sĩ bị ung thư phổi đã di căn não, sau 10 năm vẫn sống khỏe đã đúc kết 2 kinh nghiệm - Ảnh 1.

Bác sĩ Từ Lâm Hữu

Lúc này, ông chủ động xin đi làm trở lại khiến đồng nghiệp kinh ngạc. Bác sĩ Từ Lâm Hữu nói rằng, ông ấy biết rất rõ tình trạng thể chất của mình, tâm trạng của ông sẽ tốt hơn khi được làm việc với các đồng nghiệp và bệnh nhân. Kể từ đó, bác sĩ Từ bắt đầu suy ngẫm về lối sống trước đây của mình, cố gắng thay đổi những thói quen xấu, đồng thời điều chỉnh tâm lý và tích cực hợp tác điều trị.

  • Bác sĩ nhớ lại khi mới được chẩn đoán, đồng nghiệp của ông đã nói rằng, ông có thể không sống sót quá 100 ngày. Bây giờ 10 năm sau, bác sĩ Từ Lâm Hữu vẫn sống và khỏe mạnh. Nhìn lại lịch sử chống ung thư của mình, Từ Lâm Hữu đúc kết 2 bài học.

1. Thuốc tốt đến đâu cũng không cứu được người có tâm trạng xấu

Viện sĩ Trung Nam Sơn cũng chỉ ra rằng tâm trạng không tốt trong thời gian dài sẽ có tác động xấu đến sức khỏe thể chất và gia tăng nguy cơ mắc các khối u. Ông cho rằng những người sống nội tâm, hay lo lắng, thường xuyên cáu gắt đều dễ bị ung thư.

Bác sĩ bị ung thư phổi đã di căn não, sau 10 năm vẫn sống khỏe đã đúc kết 2 kinh nghiệm - Ảnh 2.

Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị ung thư

Về mặt lâm sàng, nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận điều này. Một học giả người Đức đã khảo sát hơn 8.000 bệnh nhân ung thư khác nhau và nhận thấy rằng hầu hết các bệnh ung thư đều xảy ra trong giai đoạn căng thẳng tinh thần nghiêm trọng. Có thể thấy, cảm xúc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và điều trị ung thư, giữ thái độ lạc quan, tích cực đóng vai trò không thể thiếu trong việc phòng và điều trị ung thư.

2. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thay đổi lối sống của bạn

Bác sĩ Từ Lâm Hữu cho rằng, sự xuất hiện của ung thư phổi có liên quan mật thiết đến các yếu tố như làm việc quá sức, hút thuốc và uống rượu, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sau khi kết thúc đợt điều trị, ông cũng bắt đầu điều chỉnh thói quen sinh hoạt xấu của mình và cuối cùng cũng đạt được hiệu quả rõ rệt. Từ kinh nghiệm của Bác sĩ Từ Lâm Hữu, việc giảm nguy cơ ung thư phổi có thể bắt đầu từ các khía cạnh sau:

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Bác sĩ bị ung thư phổi đã di căn não, sau 10 năm vẫn sống khỏe đã đúc kết 2 kinh nghiệm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tránh ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, nên ăn nhạt, ăn ít muối và ít dầu mỡ, ăn ít thịt nướng, đồ chiên rán, đồ chua. Đồng thời ăn nhiều rau quả tươi, có chế độ dinh dưỡng cân đối, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Duy trì tập thể dục phù hợp

Các nghiên cứu ở nhiều nước đã chứng minh rằng tập thể dục vừa phải có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Trong quá trình luyện tập có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim phổi. Phương pháp tập luyện ở mỗi người khác nhau, có thể lựa chọn các phương pháp tập luyện khác nhau như bơi lội, leo núi, tập Thái Cực Quyền, múa dẻo,… tùy theo tình trạng thực tế của mình, nên tập thể dục 2-3 ngày/tuần, tập thể dục mỗi lần khoảng 30 phút và thực hiện theo phương pháp "từng bước một", không tập thể dục quá sức.

Bỏ thuốc lá và uống rượu

Bác sĩ bị ung thư phổi đã di căn não, sau 10 năm vẫn sống khỏe đã đúc kết 2 kinh nghiệm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi. Một nghiên cứu lớn của nước ngoài cho thấy nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 13 lần người không hút thuốc. Mặc dù uống rượu không liên quan trực tiếp đến ung thư phổi, nhưng nó làm tăng nguy cơ ung thư thứ phát. Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá và uống rượu, điều này tương đương với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Áp lực công việc cao, thức khuya, mệt mỏi quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, vì khi cơ thể con người rơi vào trạng thái mệt mỏi lâu ngày thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, làm suy yếu chức năng sửa chữa DNA và gây ung thư. Vì vậy, dù công việc và cuộc sống có căng thẳng đến đâu, hãy cố gắng đảm bảo ngủ đủ giấc và không thức khuya, điều quan trọng nhất là hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn.

Ngày nay, bác sĩ Từ Lâm Hữu vẫn đang hoạt động trong tuyến đầu của việc điều trị ung thư phổi. Từng trải qua căn bệnh ung thư phổi, ông không chỉ đúc kết kinh nghiệm chống ung thư mà còn đến với những bệnh nhân ung thư phổi, trao đổi kinh nghiệm chống ung thư với họ và khuyến khích bệnh nhân không được từ bỏ việc điều trị, và giữ thái độ lạc quan, tìm đúng phương pháp điều trị sẽ giúp kéo dài thời gian sống sót.

Nguồn: QQ

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang