Tăng đường huyết là một những bệnh "ba cao" mà con người trong xã hội hiện đại dễ mắc phải nhất. Lượng đường trong máu nếu như tăng đột ngột và thường xuyên tăng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho tim, thận, thần kinh, mắt.
Trong mắt nhiều người, tiểu đường là bệnh của người già nhưng nếu bạn biết được câu chuyện của cô nàng Tiểu Mỹ (22 tuổi, người Trung Quốc) hẳn bạn sẽ phải suy nghĩ lại.
Tiểu Mỹ đang là sinh viên một trường đại học. Một hôm đang ở ký túc xá thì cô bất ngờ bị ngất xỉu, bạn bè nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Tại viện, các bác sĩ đã làm một loạt các xét nghiệm, kết quả cuối cùng cho thấy lượng đường trong máu của Tiểu Mỹ quá cao.
Gia đình Tiểu Mỹ nói với bác sĩ rằng hàng ngày cô uống rất nhiều trà sữa. Có ngày cô gái uống đến vài cốc. Bác sĩ nói với gia đình rằng, trà sữa có hàm lượng đường tương đối cao, việc Tiểu Mỹ thường xuyên tiêu thụ đã dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tăng đường huyết và mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, nhiều quán trà sữa muốn tăng lợi nhuận nên đã sử dụng bột màu, phụ gia kém chất lượng, được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học... điều này càng làm tăng tác hại của trà sữa đối với sức khỏe, khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
Ngoài trà sữa, còn có một thức uống nữa cũng có thể gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường đó là nước mật ong. Có quan niệm sai lầm cho rằng nước mật ong tốt ngang "vạn thuốc bổ", xong thực tế mật ong chứa rất nhiều đường và calo, những thứ này có khả năng làm tăng đường huyết.
Nói về những thực phẩm có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) cho rằng: Chúng ta thường tránh ăn đường để không làm tăng đường huyết mà không biết rằng có nhiều món dù không ngọt vẫn có thể khiến đường trong máu tăng.
Những món không ngọt có thể khiến đường huyết tăng vọt mà nhiều người thường bỏ qua là:
1. Thực phẩm nhiều muối
Theo suy nghĩ của nhiều người, ăn mặn sẽ khiến họ uống nhiều nước hơn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau khi hết khát, họ lại có cảm giác thèm ăn hơn. Đây được cho là hội chứng chuyển hóa, dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác.
Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, dễ tăng cân, và có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Do đó, bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt.
2. Cháo
Trong nhận thức của nhiều người, cháo là loại thức ăn nhẹ, nhanh đói vì thế người bị bệnh có thể ăn được. Xong thực tế cháo là thực phẩm loãng, mềm, nát, khi vào cơ thể rất dễ bị hấp thụ, khi vào cơ thể sẽ làm đường huyết tăng nhanh, rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết.
3. Các loại rau củ có tinh bột
Khi nhắc đến những thực phẩm làm tăng đường huyết, mọi người thường bỏ qua các loại rau củ. Thực tế, củ cải đường, ngô, bí đỏ, khoai tây, khoai môn... đều là những loại rau củ giàu tinh bột, có thể làm lượng đường trong máu tăng không khác gì các món bánh kẹo.
Các loại rau củ có tinh bột chứa một lượng lớn carbs hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải và rau diếp. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1 thức uống có tác dụng ổn định đường huyết
Đó chính là râu ngô. Râu ngô có chứa crom và sapoin, là những thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân có đường huyết cao.
Ngoài ra, râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật, bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.