Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất trong 40 năm công tác và nỗi niềm đau đáu về tình trạng lạm dụng kháng sinh

Đối với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ và câu chuyện lạm dụng kháng sinh là 2 vấn đề có liên quan mật thiết mà ông phải bỏ ra nhiều công sức để chữa trị, đào tạo.

Nếu một lần từng đến khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), có lẽ không ai là không biết đến PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai). Với nụ cười tươi luôn hiện hữu trên môi, cộng với thâm niên hơn 40 năm trong nghề đi kèm những trải nghiệm vui buồn, có ngồi cùng  PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hết ngày cũng chẳng thể hết chuyện để nói.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 1.
 

Nói về cơ duyên đến với nghề y, BS Dũng cười hiền hậu, nói là tình cờ chọn nghề cũng không phải, bị ép lại càng không. Ánh mắt xa xăm nhìn vào hư không, vị phó giáo sư khẽ khàng tâm sự, ông đến với ngành y vì lời khuyên của bố. Sau cái chết của em gái, người cha quá cố của ông vô cùng đau xót và nhắn gửi cậu con trai: "Hãy vào ngành y, hãy làm bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình tốt nhất". Từ một học sinh giỏi Toán phải chuyển sang học Sinh học - một môn học thuộc rất nhiều, đối với BS Dũng không hề đơn giản.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 2.
 

Năm đầu tiên, BS Dũng có kết quả học tập rất kém. Nhưng vì lời khuyên chân thành của bố, BS Dũng quyết tâm thay đổi cách học, việc học hành cải thiện dần, ông bắt đầu nhận ra mình yêu nghề y lúc nào không hay. "Đã vào nghề thì phải giỏi, chỉ có thực sự giỏi mới có thể phục vụ người bệnh tốt hơn được", BS Dũng chia sẻ.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 3.
 

Cuối năm thứ 5 của đại học, BS Dũng được chọn thi bác sĩ nội trú, đỗ đầu trong danh sách 25 người đỗ với 50 thí sinh chọn lọc trên cả nước. Lúc này, chàng bác sĩ trẻ Nguyễn Tiến Dũng được nhà trường phân công vào khoa Nhi chứ không phải do mình muốn. 

BS Dũng tự nhận "nghề lôi kéo mình". Những nụ cười hồn nhiên, những ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ... phải vào viện thôi thúc ông không được dừng lại việc khám chữa bệnh cho trẻ. Tình yêu dành cho khoa Nhi bắt đầu từ đó, bình dị và cũng hết sức tự nhiên.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 4.
 

Làm nghề y hơn 40 năm, nỗi ám ảnh lớn nhất là không thể cứu sống con của đồng nghiệp bị viêm phổi

Hơn 40 năm trong nghề, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thừa nhận, ngay từ khi ở nội trú, bám bệnh viện từ sáng sớm đến tối muộn, ông gặp rất nhiều ca bệnh ấn tượng. "4 năm ở nội trú là quãng thời gian vàng ngọc và ấn tượng nhất trong khám chữa bệnh", BS Dũng nhấn mạnh.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 5.
 

Niềm vui thì nhiều nhưng nỗi buồn cũng lắm. Nỗi buồn ám ảnh lớn nhất với BS Dũng chính là không thể cứu sống được bệnh nhi là con của đồng nghiệp. Câu chuyện khiến ông vẫn còn day dứt mãi đến giờ. 

Em bé bị viêm phổi nặng, được đưa vào viện đúng hôm bác sĩ trực. Bé nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở, chỉ hô hấp được khi có bình oxy. Mặc dù được hồi sức tích cực ngay khi vào viện nhưng cháu không thể qua khỏi. Trường hợp ấy là nỗi day dứt lớn trong đời BS Dũng. Bởi vì đó là con của đồng nghiệp, của người bạn thân thiết. Cái chết của cháu làm vị bác sĩ này quyết tâm tìm hiểu kỹ về bệnh phổi ở trẻ con.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 6.
 

Thật may mắn, cũng vào thời điểm đó WHO vào cuộc chẩn đoán, chia sẻ căn bệnh phổi phổ biến ở các nước nghèo. 

Thông điệp được truyền đi như lửa truyền trong ngực BS Dũng: "Nếu chúng ta cứ ngồi trong bệnh viện thì chỉ cứu được những bệnh nhân đến khám chữa. Hãy đi ra khỏi bệnh viện để giảng dạy cho nhân viên y tế, nhất là ở các tuyến tỉnh, huyện, xã, vùng sâu vùng xa, tuyên truyền giáo dục đến bố mẹ nhằm nâng cao kiến thức phát hiện kịp thời bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ. Ví dụ khi trẻ có biểu hiện ho, sốt cần tích cực theo dõi để phát hiện kịp thời bất thường".

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 7.
 

Thấm nhuần chiến lược ấy, từ năm 1984, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không quản ngại khó khăn, đi về giảng dạy, đào tạo từ tuyến trung ương đến địa phương đề phòng cảnh giác cao độ căn bệnh viêm phổi. Đây là một quyết định đúng đắn, bởi chỉ sau 3 năm thực hiện, tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở nước ta đã giảm xuống một nửa. Sau chu kỳ 5 năm, WHO lần đầu tiên đánh giá Việt Nam đi đầu trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ bị viêm phổi. 

Đến lúc này, BS Dũng vô cùng vui sướng. Cuối cùng thì nút thắt đau đáu ngày nào về bệnh gây tử vong nhiều ở trẻ nhỏ khi đó cũng được tháo ra.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 8.
 

"Cởi nút" bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xong lại đau đầu với lạm dụng kháng sinh

Theo BS Dũng, một em bé bị ho, sốt cần được theo dõi thêm để biết chỉ là bệnh thông thường hay đã mắc viêm phổi. Có 3 cấp độ cần quan tâm. "Một là, bé bị ho, sốt, không khó thở thì không cần dùng kháng sinh, có thể chữa khỏi bằng những bài thuốc ngay tại nhà. Hai là, bé bị ho, sốt, thở nhanh thì đã bị viêm phổi nhẹ, cần dùng kháng sinh để điều trị bệnh sớm. Ba là, trẻ bị ho, sốt, khó thở, thở lõm ngực, lúc này bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhanh chóng nhập viện để điều trị theo phác đồ ngay", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 9.
 

Những kiến thức nhận biết kiểu này phải chuyển cho cha mẹ, bệnh viện tuyến dưới nắm rõ. Kế hoạch này được làm nhiều năm trên toàn bộ đất nước. Nhưng về sau "Đáng tiếc là hiện tượng lạm dụng kháng sinh bắt đầu xuất hiện", BS Dũng chia sẻ. Và thế là bác sĩ lại đau đầu với tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 10.
 

Như chúng ta đã biết hiện nay rất nhiều người theo thói quen cứ ho sốt là tìm đến kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh trở thành vấn nạn, không chỉ đối với riêng trẻ nhỏ mà ở bất cứ đối tượng nào. Đáng lẽ bệnh nhân không dùng kháng sinh thì lại dùng kháng sinh. Đáng lẽ bệnh nhân chỉ cần dùng kháng sinh cũ, thông thường thì lại dùng kháng sinh đắt tiền, hiện đại, kháng sinh thế hệ mới. Đáng lẽ bệnh nhân chỉ cần dùng một loại kháng sinh là ổn thì lại dùng nhiều loại...

Những hành động ấy làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây ra hiện tượng kháng kháng sinh, xuất hiện vi khuẩn đa kháng, vi khuẩn kháng toàn bộ các loại thuốc kháng sinh. Chúng ta rơi vào cảnh có bệnh nhưng không chữa được và cứ thế có nguy cơ vi khuẩn diệt loài người. Vì đau đầu về vấn đề này mà PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng luôn làm một việc: "Đi giảng ở đâu đụng đến kháng sinh lại phải nói rất kỹ".

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 11.
 

Với những trăn trở vẫn còn đó và hơn hết là mong muốn giúp được nhiều người bệnh hơn đặc biệt là các bệnh nhân nhi, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng vẫn bận rộn tất bật khám chữa bệnh mỗi ngày ở khoa Nhi dù trước đó từng quyết định nghỉ hưu nhiều lần.

"Quyết định nghỉ mấy năm rồi, đã chuẩn bị hết mọi thứ cho mình rồi nhưng cuối cùng tôi vẫn ở đây bởi dường như cái duyên với nghề bác sĩ vẫn chưa thể hết", vị phó giáo sư cười nói. 

Vị bác sĩ hiền hậu này bảo rằng cứ chuẩn bị đi thì ông lại được mọi người trong phòng ban ưu ái "thầy Dũng hãy ở lại". Ở lại 5 năm theo Nghị định 71 của Chính phủ với nhiệm vụ làm công tác chuyên môn, giáo dục đào tạo điều dưỡng, bác sĩ..., vị phó giáo sư lại tiếp tục được anh em, bệnh nhân, bệnh viện muốn giữ lại lần nữa. 

Năm 2019, khoa Nhi kỷ niệm thành lập 60 năm, BS Dũng vui mừng khôn xiết khi được nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 2. Đầu năm 2020 hết Nghị định 71, ông cũng chuẩn bị xong xuôi rời khỏi bệnh viện thì xúc động vô cùng khi tất cả cùng đứng dậy đồng thanh "thầy Dũng hãy ở lại để giúp công việc tại khoa một lần nữa".

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất là trẻ bị tử vong do viêm phổi, lạm dụng kháng sinh là câu chuyện đáng báo động từ rất lâu  - Ảnh 12.
 

Cái duyên với nghề y đẹp như vậy, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không nỡ rời đi. Ông chia sẻ về dự định sắp tới của mình là sẽ dành thời gian tiếp tục viết nhiều sách hơn để lại cho các thế hệ sau. Nếu như bình thường mỗi năm một cuốn, bây giờ ông hi vọng mỗi năm có thể ra 2 cuốn sách.  

Tâm huyết với nghề, tận tình với bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng còn tích cực đi về vùng sâu vùng xa để tuyên truyền đào tạo, như thời gian vừa rồi có đến Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau lũ ngập lụt để đào tạo y tế cho khu vực bệnh viện xã huyện, giúp người dân chống chọi với bệnh tật sau lũ. 

Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất trong 40 năm công tác và nỗi niềm đau đáu về tình trạng lạm dụng kháng sinh  - Ảnh 13.
 

Nhắc đến bác sĩ, chúng ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những con người khô khan, ít cảm xúc. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết, phía sau họ là vô số những câu chuyện đáng nhớ về nghề, những lần "đỏ mặt" vì các ca bệnh nhạy cảm hay các giờ phút "cân não" giành giật sự sống cho bệnh nhân…

Chuyên mục "CHÂN DUNG BÁC SĨ" sẽ giống như "người kể chuyện" hộ các bác sĩ, giúp người đọc chạm đến những tâm tư của người mặc áo blouse trắng mà trước giờ ít được tiết lộ!

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang