Bác sĩ khuyến cáo: Xuất hiện 5 kiểu đau đầu này bạn cần vào viện ngay

Nhiều người chủ quan với cơn đau đầu dẫn đến các biến chứng đáng tiếc thậm chí phải trả giá bằng cả mạng sống.

TS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết trong 5 tháng đầu năm 2021, số ca đột quỵ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng đáng kể.

Riêng tại Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ đã tiếp nhận 1.603 trường hợp đột quỵ, tăng hơn 400 ca so với 5 tháng cuối năm 2020.

Số bệnh nhân đột quỵ trong 5 tháng đầu năm 2021, có 77% bệnh nhân là nhồi máu não, tăng khoảng 2% so với trung bình năm 2020.

Đáng lo hơn là số lượng bệnh nhân đến trong "thời gian vàng" để cấp cứu đang chậm lại. Cụ thể, trung bình trong năm 2020, có 23% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trước 6 giờ; trong khi 5 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ thời gian vàng chỉ có 20,8%.

TS Cường cho rằng đột quỵ hoàn toàn có thể tầm soát được sớm đặc biệt là những người có triệu chứng đau đầu.

Bác sĩ khuyến cáo: Xuất hiện 5 kiểu đau đầu này bạn cần vào viện ngay - Ảnh 1.

TS Trần Chí Cường khám cho bệnh nhân.

Ví dụ như trường hợp của bà N.T.N. 60 tuổi, quê Cần Thơ bị đau đầu kéo dài kèm theo sụt mí mắt một bên. Khi bà N. đến khám các bác sĩ cho chụp CT phát hiện một ổ phình mạch máu đường kính 2,53 cm. Nếu không điều trị kịp thời túi phình vỡ thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất lớn.

Các bác sĩ đã nhanh chóng đặt stent, đặt coil và can thiệp lòng mạch máu. Sau điều trị bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân không còn đau đầu và sụt mí.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi L.K.N, nữ, 10 tuổi, ngụ tại Hậu Giang. Theo mẹ bệnh nhân, từ khi sinh ra, bé phát triển bình thường, học giỏi, không có bất thường nào. 

Khi lên 5 tuổi, bé thỉnh thoảng hay kêu đau đầu. Nghĩ bé đi nắng dẫn đến nhức đầu, nghỉ ngơi là khỏe, gia đình không đưa đi kiểm tra. Trước khi nhập viện, bé đi học bình thường, đột ngột có biểu hiện đau đầu dữ dội và ói.

Qua chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ ở bệnh nhi là xuất huyết não do dị dạng mạch máu não bẩm sinh. Bác sĩ chỉ định điều trị theo phương pháp can thiệp nội mạch bằng công nghệ DSA.

Trường hợp của B.C.T, 27 tuổi, trú tại Đồng Tháp thì đáng tiếc hơn. T. đau đầu cả tuần nhưng không tới bệnh viện mà chỉ mua thuốc uống. Những cơn đau đầu dữ dội nhưng sợ dịch bệnh nên cố chịu. Khi gia đình phát hiện T. hôn mê mới đưa vào viện thì túi phình mạch máu não to như quả trứng gà, bệnh nhân hôn mê sâu và bác sĩ không thể cứu được.

Theo TS Cường đau đầu có thể do các nguyên nhân như mất ngủ, căng thẳng, uống rượu bia quá nhiều… chỉ cần nghỉ ngơi sẽ dứt cơn đau. 

Nhưng nếu đau đầu bệnh lý tiềm ẩn đó là đau đầu do rối loạn chức năng của cơ thể như đau đầu migraine, đau đầu do nhiễm trùng (viêm màng não, sốt cao), đau đầu do tăng huyết áp khiến bệnh nhân choáng váng, nôn ói. Tuy nhiên, các dấu hiệu đau đầu dưới đây người bệnh cần lưu ý.

  •  

Thứ nhất, Đau đầu dữ dội

Thứ hai, Đau nửa đầu kéo dài

Thứ ba, Đau đầu kèm theo sụt mí mắt

Thứ tư, Đau đầu kèm nghe kém

Thứ năm, Đau đầu kèm nôn ói, cổ cứng, mất chức năng vận động nửa bên người.

Khi có các dấu hiệu đau đầu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay bởi vì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như phình mạch máu não, dị dạng mạch máu não, thiếu máu lên não, hẹp lòng mạch máu não.

Bác sĩ siêu âm doppler màu để đánh giá động mạch cảnh, chưa cần xâm lấn, chi phí khoảng 200 nghìn đồng. 

Có thể thực hiện thêm CT đa dãy cắt để chụp mạch máu não, bệnh nhân phải tiêm thuốc cản quang vào người để chụp và nhìn thấy được hệ thống mạch máu để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, phòng đột quỵ trong thời gian tương lai.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/bac-si-khuyen-cao-xuat-hien-5-kieu-dau-dau-nay-ban-can-vao-vien-ngay-161210307213020746.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang