Bác sĩ nhi khoa lý giải về hiện tượng vì sao trẻ sơ sinh hay ngáp?

Có rất nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh ngáp như: thiếu ngủ, ngủ quá nhiều, đói, mệt mỏi, hoặc thậm chí là do buồn chán', bác sĩ giải thích.

Có rất nhiều cha mẹ thắc mắc rằng vì sao con mình hay ngáp. Bé ngáp liên tục suốt cả ngày. Trên thực tế, ngáp là một quá trình tự nhiên và nó là một dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh. Bởi ngay từ khi mới được 11 tuần trong thai kỳ, thông qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ đã phát hiện ra thai nhi biết ngáp.

Trung bình, một em bé sơ sinh sẽ ngáp từ 30 đến 50 lần mỗi ngày và các bé sẽ ngáp khi buồn ngủ hoặc sau một giấc ngủ ngon, thậm chí, ngáp cả trong khi ngủ cũng không phải là hiếm.

Tại sao trẻ sơ sinh ngáp suốt cả ngày?

Theo một nghiên cứu của Đại học Nottingham (Anh) thì ngáp là hành động được kích hoạt bởi vỏ não chính bên trái - vùng não chịu trách nhiệm về các chức năng vận động.

Bác sĩ nhi khoa lý giải về hiện tượng vì sao trẻ sơ sinh hay ngáp? - Ảnh 1.
 

Bác sĩ S.P.Senthil Kumar - Bác sĩ nhi khoa làm việc tại Bệnh viện Columbia Châu Á, ở Bengaluru (Ấn Độ), nói: "Có rất nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh ngáp như: thiếu ngủ, ngủ quá nhiều, đói, mệt mỏi, hoặc thậm chí là do buồn chán. Và ngáp là một phản ứng tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Đó là cách bé hít sâu bằng miệng, lấp đầy phổi mình bằng không khí. Ngáp còn là cách để bé lấy nhiều oxy vào máu và đẩy carbon dioxide ra ngoài".

Còn Tiến sĩ Alan Greene, giáo sư lâm sàng về nhi khoa làm việc tại Đại học Y khoa Stanford (Mỹ), thì đưa ra một vài nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay ngáp:

- Bé bị kích thích: nếu bé bị kích thích quá mức bởi tiếng ồn hay phải trải nghiệm nhiều hoạt động cùng một lúc, bé sẽ cố gắng bình tĩnh lại bằng cách ngáp, nhìn đi chỗ khác hoặc mút môi hoặc tay. Tất cả những hành vi này giúp cơ thể bé giải phóng hóc môn dopamine, setoronin và oxytocin giúp bé xoa dịu căng thẳng.

- Do các loại thuốc mẹ sử dụng trong thai kỳ: Đôi khi các loại thuốc mà mẹ đã uống trong khi mang thai như Morphine, Demerol hoặc Vicodin có thể gây ngáp ở trẻ sơ sinh.

Bác sĩ nhi khoa lý giải về hiện tượng vì sao trẻ sơ sinh hay ngáp? - Ảnh 2.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay ngáp còn vì bé bị kích thích quá mức hay do cơ thể cần oxy để làm mát não hay để tỉnh táo (Ảnh minh họa).

- Bé ngáp còn vì cơ thể gửi yêu cầu thêm oxy đến não để làm mát não, bởi ngáp sẽ giúp cơ thể hít một hơi thở sâu mang không khí mát vào miệng, sau đó làm mát máu và đi đến não.

- Ngáp sau một giấc ngủ ngon còn là tín hiệu cho thấy cơ thể bé muốn thức dậy. Chuyển động ngáp giúp kéo căng phổi và các mô của nó, cho phép cơ thể uốn cong cơ và khớp, buộc máu phải chảy về mặt và não để tăng sự tỉnh táo.

Cha mẹ có thể làm gì cho bé?

Bác sĩ nhi khoa lý giải về hiện tượng vì sao trẻ sơ sinh hay ngáp? - Ảnh 3.
 

Theo bác sĩ Senthil Kumar, điều quan trọng là cha mẹ nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ cho bé. Trẻ sơ sinh nên ngủ ít nhất từ 12 – 14 giờ mỗi ngày, còn trẻ mới biết đi thì được khuyến khích ngủ ít nhất 9 - 10 giờ/ngày.

Nếu cha mẹ nhận thấy con mình đang ngáp trong khi đang chơi, vận động thì hãy cố gắng thu hút bé vào một trò chơi khác. Đừng lo lắng nếu con ngáp ngay sau khi thức dậy sau một giấc ngủ sâu. Rất có thể, nó không có ý nghĩa gì cả mà đơn giản chỉ là phản ứng cơ thể sau khi thức dậy.

Tuy nhiên, nếu bé ngáp nhiều hơn một lần/ phút thì được gọi là ngáp quá mức. Cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề như: rối loạn giấc ngủ, động kinh, bệnh tim hoặc các vấn đề hành vi như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

 

 

Theo Trí thức trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang