Bài học sâu sắc từ cha: Trong cuộc sống, đôi khi rất cần những lời nói dối

Từ mẩu chuyện chiếc bánh mì cháy lúc ấu thơ, cha đã dạy cho tôi 3 bài học lớn về gia đình rất ý nghĩa.

Lúc tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. Tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ mình vẫn nướng bánh mì cháy khét. Điều đó đôi khi khiến tôi phải xị mặt vì không được ăn ngon khi đã quá đói…”

Tôi còn nhớ, một hôm mẹ tôi trở về sau một ngày làm việc dài. Và bữa tối hôm đó lại là những mẩu bánh mì nướng khét đen như than. Tôi khá bất ngờ, chỉ biết ngồi nhìn những lát bánh mì, rồi đợi xem có ai nhận ra điều bất thường này và lên tiếng hay không.”

Ngạc nhiên thay, cha tôi vẫn ăn miếng bánh của mình một cách bình thường và hỏi han về việc học của tôi như mọi ngày. Chẳng nhớ mình đã nói gì nhưng điều tôi nghe được từ cuộc nói chuyện hôm đó của cha với mẹ đã khiến bản thân tôi có được một bài học khắc sâu mãi không quên.

Tôi nhớ mang máng mẹ đã xin lỗi cha về mẩu bánh mì cháy. Và… trái ngược với những gì tôi lo sợ, ông chỉ nhẹ nhàng nói rằng: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi và cha có ngồi cùng nhau một lúc trước giờ ngủ. Khi tôi hỏi ông có thực sự thích bánh mì cháy không, cha nhẹ nhàng khoác vai tôi và bảo:

“Mẹ con làm việc rất vất cả cả ngày rồi, bà ấy đã rất mệt. Một miếng bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ. Nhưng những trách móc cay nghiệt, dù vô tình cũng có thể khiến người khác tổn thương rất nhiều đấy.”

“Con biết không, cuộc đời luôn đầy rẫy những điều mình không mong muốn. Con người cũng không thể nào trọn vẹn được. Bản thân cha cũng có lỗi lầm, cũng khá tệ trong nhiều việc, ví dụ như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay kỉ niệm của một số người khác…” – Ông tiếp lời.

“Nhiều năm sống, cha học được cách chấp nhận sai sót của người khác và ủng hộ những khác biệt của họ. Chìa khoá quan trọng nhất để xây dựng một mối quan hệ bền vững chính là luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm không đáng có của họ.” – Cảm thông chính là một trong những bài học đầu đời mà cha đã dạy tôi.

“Yêu quý những người đã đối tốt với con. Cảm thông cho những người chưa làm được điều đó. Hãy nghĩ rằng đơn giản là họ chưa có cơ hội thôi…” – Đó là cách cha tôi luôn duy trì một cuộc sống đơn giản và nhiều niềm vui, do ông tự mang đến cho mình”.

Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng qua đó là thông điệp nhân văn về đối nhân xử thế, về sự cảm thông, yêu thương giữa những thành viên trong một gia đình. Sau đây là 3 bài học lớn đúc kết được qua câu chuyện:

1. Đừng vội trách móc ai trong cuộc sống

Đừng vội trách móc bất cứ ai trong cuộc sống khi bạn chưa hiểu họ đã trải qua những gì. Đôi khi bạn chỉ nhìn vào bề nổi của vấn đề, ví dụ chiếc bánh mì cháy nhưng không thể biết được người ta đã vất vả ra sao để làm nên chiếc bánh mì đó.

2. Con người không ai là hoàn hảo

Không ai là hoàn hảo cả, bởi vậy bút chì mới cần có cục gôm... Hãy cứ va chạm, hãy cứ cọ xát, hãy cứ bị thương rồi chúng ta sẽ trưởng thành hơn, thế giới này không ai là không có lỗi sai.

3. Nói dối không phải lúc nào cũng xấu

Chúng ta không cổ xúy cho sự giả dối, tuy nhiên có những khi, lời nói dối lại đóng vai trò như một sự cảm thông, động viên tích cực. Như câu chuyện về chiếc bánh mì, không ai thích ăn chiếc bánh mì cháy cả, người cha nói vậy là để mẹ không buồn. Sau đó có giải thích cho người con. Hoặc ví dụ như khi người khác cho đồ ăn, nếu trẻ không thích món đó cũng không nên chê và nói không ngon. Trong cuộc cống này cần thiết những lời nói dối chân thành.

Lời nói dối phải đặt ở đúng nơi, đúng hoàn cảnh. Không nên dùng nó vào mục đích xấu rồi đổ lỗi cho người khác. Cha mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ như vậy sẽ tạo thành thói quen nếu như cha mẹ không giải thích được.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang