Bài tập về nhà về tấn công tình dục khiến phụ huynh phẫn nộ

(lamchame.vn) - Một bà mẹ người Anh đã lên tiếng cho rằng hiện nay, việc giáo dục về tấn công tình dục trẻ em đang không có sự khoa học, kiểm duyệt rõ ràng, thậm chí nhảm nhí

Đã 1 năm trôi qua kể từ khi phong trào #MeToo bắt đầu và nó đã có những bước tiến lớn trong việc khuyến khích những người bị tấn công tình dục lên tiếng. Một số trường hợp trên thế giới sau khi các nạn nhân lên tiếng tố cao, những kẻ xấu đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho hành động tội ác của mình. Nhiều công ty cũng đã sửa đổi các chính sách về quấy rối tình dục lỗi thời, một số nước thay đổi luật về xâm hại tình dục.

Thời gian qua, xã hội Việt Nam đã vô cùng phẫn nộ trước hành vi lạm dụng tình dục nam sinh trong suốt nhiều năm học tập ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ mà kẻ ác chính là ông hiệu trưởng Đinh Bằng My.

Trước đó, tháng 7-2018, một thầy giáo 44 tuổi tại Trường Tiểu học An Thượng A, huyện Hoài Đức, Hà Nội dâm ô 9 học sinh lớp 3 đã khiến dư luận bàng hoàng, phụ huynh lo lắng.

Ngoài ra, ở nước ta còn có vụ 20 học sinh nữ người Mông (ở Mường Khương, Lào Cai) bị tên bảo vệ trường học dâm ô Đỗ Văn Nam có những hành vi quấy rối, xâm lạm dụng. Nạn nhân của vụ dâm ô này chỉ mới 9 hoặc 10 tuổi, thậm chí nhiều nữ sinh đã bị lạm dụng suốt nhiều năm, nhưng bị đe dọa nên không dám lên tiếng.

Ở một môi trường được cho là an toàn nhất cho trẻ như trường học, mà vấn nạn dâm ô, xâm hại vẫn tràn lan nhức nhối như vậy, thử hỏi ngoài xã hội kia, còn bao nhiều trường hợp khác còn chưa dám hé miệng tố cáo?

Ở nước ngoài thời gian này, câu chuyện xâm hại tình dục cũng được xã hội, đặc biệt những người làm cha mẹ, đặc biệt quan tâm. Việc giáo dục cho học sinh tố cáo tấn công, xâm hại tình dục cũng được chú trọng. Tuy nhiên, mới đây, bà mẹ người Anh đã lên tiếng cho rằng hiện nay, việc giáo dục về xâm hại tình dục trẻ em đang không có sự khoa học, kiểm duyệt rõ ràng, thậm chí nhảm nhí, qua một bài tập cho học sinh.

Bà mẹ này đăng bức ảnh về tờ giấy của con trên Facebook kèm dòng status về câu chuyện con gái học trung học được giao bài tập về nhà. “Sau khi cho cả lớp xem một video về tấn công tình dục, cô giáo cho bài tập về nhà với câu hỏi: “Melissa có thể làm gì khác để tránh bị tấn công tình dục (cung cấp ít nhất 4 ví dụ)?”. Bà mẹ cho rằng việc cho xem video để giáo dục học sinh là điều đáng hoan nghênh, nhưng câu hỏi bài tập về nhà lại có vấn đề.

Bài tập về nhà gây tranh cãi

Theo phụ huynh này, câu hỏi cho thấy nhà trường đã đổ trách nhiệm tấn công tình dục lên vai những phụ nữ còn sống sót sau tội ác. Câu chuyện của người mẹ được chia sẻ rộng rãi và nhận được sự ủng hộ, đồng cảm của nhiều phụ huynh khác. Một người cho rằng câu hỏi này không khác gì quan điểm phản nhân văn từ một số người ở Ấn Độ, Nhật Bản sau các vụ án hiếp dâm dãn man. Họ cho rằng phải có lý do gì đó để những kẻ ác chọn hiếp dâm cô gái này, thay vì những cô gái khác?

Một số người cho biết việc phòng ngừa bị hiếp dâm không phải là việc cốt lõi để giải quyết vấn nạn này. Ngay cả khi nạn nhân không làm gì, những kẻ thủ ác vẫn có sự thôi thúc và khả năng hành động. Có một số lựa chọn như trang bị dao kéo, không nên đi một mình, không bắt taxi về nhà lúc khuya? Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải ai cũng có khả năng tránh được những điều trên. Một cô bé không thể dùng dao, kéo để tấn công lại kẻ ác khi điều đó không được rèn luyện, một số người có chuyện gấp phải đi một mình trong bóng tối, hoặc phải vượt qua quãng đường tối vì không ai đi cùng, họ phải làm sao để đề phòng?

Vấn đề lớn nhất là không phải là câu hỏi làm gì để phòng tránh bị hiếp dâm, mà dạy trẻ những câu hỏi để tố cáo như: Kẻ tấn công đã làm những gì? Lần đầu tiên kẻ ác vượt qua giới hạn là khi nào? Phải nói với cha mẹ như thế nào khi cảm thấy không an tâm về ai đó?

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang