Tôi có một anh bạn, từ ngày rời ghế giảng đường đến nay ngót nghét gần chục năm, anh ta đã làm việc tại tập đoàn Fortune 500 và vừa bị cách chức vào tháng trước. Không cam tâm bị đuổi, anh nộp đơn vào nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau nhưng chẳng được gọi báo lịch phỏng vấn. Cuối cùng, anh xin vào làm shipper giao đồ ăn. Anh ấy chỉ mới 35 tuổi.
Trước 35 tuổi, nếu bạn có thể hiểu thấu 7 câu hỏi chính sau đây, có lẽ, phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ thoải mái hơn.
1. Bạn làm việc cho ai
Trong 4 năm kể từ khi tôi bắt đầu kinh doanh, tôi đã thuê hàng chục người trẻ. Họ đều có một đặc điểm chung đó là: Đi làm kiếm tiền cho chính bản thân mình.
"Làm việc cho chính mình" là gì? Khi họ nhận được một nhiệm vụ, trước tiên họ xem xét cách thực hiện để có thể tiến bộ nhanh hơn, để sau này bản thân họ có thể sống tốt hơn.
Nhân viên "tự giác làm việc vì mình" sẽ tự tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường, liên tục xác minh và kiểm tra lại dữ liệu đã tìm xem có phù hợp với tình hình hiện tại của công ty hay không nhằm hoàn thành mục tiêu của họ. Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình này sẽ khiến họ ngày càng có giá trị. Đây cũng sẽ là điểm mạnh lớn nhất để người giỏi đi đến đâu được chào đón đến đấy.
Còn nhân viên "làm việc cho sếp" lại khác. Trong mắt họ, nhiệm vụ là nhiệm vụ của công ty và quyết định là quyết định của sếp, tôi chỉ làm theo như một cỗ máy mà chẳng động não gì. "Tôi ngồi trong văn phòng 8 tiếng, xứng đáng với mức lương của công ty, nếu không, tôi đã nghỉ làm và sang công ty khác rồi".
Nhưng nếu trong một thời gian dài, hãy suy nghĩ thấu đáo hơn một chút rằng: Bạn đã đánh bại bởi chế độ đãi ngộ của công ty không phù hợp với tiêu chí của bạn hay do bạn không chịu làm cho bản thân ưu tú hơn?
Đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đã may mắn vào một công ty lớn ngay sau khi tốt nghiệp, quy trình chuẩn hóa của công ty lớn có thể cho phép bạn bắt đầu công việc nhanh chóng, nhưng sự phân chia công việc cũng là một trở ngại.
Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ làm việc cho sếp thì bạn cũng chỉ trở nên tầm thường. Còn nếu bạn làm việc cho chính mình, bạn sẽ dần dần tiến thêm một bước, nhìn rõ chiến lược tổng thể của công ty, triển khai kế hoạch nhanh cóng.
2. Bạn muốn điều gì?
Đây dường như là một vấn đề rất lớn và chung chung, nhưng nó cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với kế hoạch nghề nghiệp hay còn gọi là "hạnh phúc" của cuộc sống.
Khi tôi 33 tuổi, tôi khăng khăng bước ra khỏi công ty mà tôi làm việc trong 10 năm vì tôi nghĩ về những gì tôi muốn. So với công việc ổn định và đi từng bước, tôi muốn theo đuổi những gì tôi muốn và sống theo trái tim của riêng mình. Đằng sau suy nghĩ về những gì bạn muốn là việc lựa chọn các giá trị và cách sống phù hợp.
3. Bạn có thể sống mà không có nền tảng?
Có một câu chuyện nguyên văn như sau:
"Tôi đã phạm một sai lầm khi lần đầu tiên rời Huawei. Tôi đã bàn bạc và ngỏ ý muốn hợp tác với một khách hàng lớn. Bên kia hỏi về trình độ của tôi. Tôi buộc miệng nói: "Tôi đã từng làm việc trong tập đoàn Fortune 500 trong 10 năm". Bên kia nhìn vào hồ sơ của tôi và mỉm cười ngớ ngẩn: Bạn đang làm công việc quảng cáo hay xử lý văn kiện tại Huawei vậy? Tôi lặng lẽ lắc đầu ngay lập tức. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đã mất đi khách hàng này."
Trên thực tế, ngay cả khi chúng ta đang nói về kinh doanh mà thông tin có liên quan đến nơi làm việc trước của bạn, bên kia sẽ không nhất thiết phải mua sản phẩm của bạn vì bạn đã làm từng làm trong một tập đoàn lớn.
Đây là con dao hai lưỡi của việc khoe với người khác chuyện mình đã từng làm trong công ty lớn. Bạn có thể chia sẻ khi cả hai đã hợp tác thành công hay đi cà phê mà không phải lúc đi bàn công việc.
Một khi bạn rời khỏi công ty lớn, dù bạn có kể rằng mình đã từng làm trong công ty lớn cho ai đó nghe thì việc đó cũng không còn quan trọng nữa, cái họ quan tâm đó là bạn làm được gì.
Do đó, biết phân biệt giữa hào quang từ xuất phát điểm và khả năng cá nhân, phân biệt những gì bạn đã được cung cấp sẵn và giá trị cốt lõi của bạn là một khóa học bắt buộc đối với một chuyên gia.
4. Bạn có đồng minh không?
Nhiều doanh nhân trung niên khi còn trẻ, họ dũng cảm đi ngược chiều gió đã chia sẻ quan điểm rằng: nửa sau của cuộc đời phụ thuộc chủ yếu vào các mối liên hệ.
Thật vậy, nhiều người trong số họ đã thiết lập các kênh ổn định dựa trên mối quan hệ giữa họ với khách hàng, đồng nghiệp hoặc bạn học đại học trong nhiều năm và do đó đã thành công trong việc khởi nghiệp.
Thậm chí có những người nói rằng nếu một người đến 35 tuổi vẫn đến các hội chợ việc làm để nộp CV như những người trẻ khác thì anh ta đã thực sự thất bại. Tuyên bố này không thân thiện lắm, nhưng ở một mức độ nhất định, nó có ý nghĩa lớn.
Hãy thử tưởng tượng rằng một người 35 tuổi có ít nhất 12-13 năm kinh nghiệm kể từ ngày anh ta tốt nghiệp đại học. Đây không phải là một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn vẫn muốn tìm một công việc trong thị trường nhân tài, điều đó có nghĩa là gì?
Đầu tiên, bạn có thể luôn ở vị trí sở hữu. Thứ hai, bạn có thể không có một kỹ năng sở trường để trụ lại công ty. Thứ ba, bạn không có bạn bè tiềm năng mà họ có thể ủng hộ công việc kinh doanh của bạn. Điểm cuối cùng thường là xấu hổ nhất: chứng tỏ rằng thời gian bạn làm ở công ty chưa tới 10 năm.
Trên một con đường sạch sẽ và tốt hơn, bạn sẽ thấy cảnh đẹp hơn, gặp gỡ những người tốt hơn và biến mình thành một người tốt hơn.
5. Bạn có giỏi việc gầy dựng "từ con số 0 đến 1" không?
Sau khi bắt đầu kinh doanh, có nhiều người đã kết bạn với nhiều doanh nhân và thành công nhưng cũng có nhiều người gục ngã và thất bại. Nhiều người rõ ràng có thừa khả năng hoặc cơ hội nhưng họ vẫn thất bại. Vấn đề lớn nhất là họ có thể không phù hợp với tinh thần kinh doanh.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá, nhưng tiêu chí quan trọng nhất là: xem bạn có giỏi về một lĩnh vực nào không và giai đoạn quan trọng là từ 0 đến 1.
Chẳng hạn, tôi có quen một người bạn làm youtuber, anh luôn có nhiều ý tưởng mới lạ cho kênh của mình. Anh ấy thường nói với tôi rằng: "Bạn có tin không? Nếu tôi có nhiều người follow kênh, chẳng hạn như 1 triệu người subscribe, thì kênh của tôi chắc chắn sẽ có nhiều view và tôi sẽ kiếm được nhiều tiền.
Tôi bảo anh ta: "Nhưng tôi muốn biết anh làm thế nào có 1 triệu người theo dõi?" Anh nói liều rằng nếu có tiền, anh có thể mua lượt sub, nhưng bây giờ anh lại không có tiền. Những người như anh bạn này rõ ràng là không giỏi trong việc đi từ 0 lên 1.
Trong tương lai, họ có thể có tầm nhìn rất tốt và cũng có thể có nhiều ý tưởng hay, nhưng về cơ bản, họ đang bị mất phương hướng làm thế nào để bắt đầu ngay bây giờ. Họ cần một nền tảng đã được xây dựng để hiện thực hóa và thực hiện kế hoạch lớn của họ, nhưng họ không có khả năng xây dựng một nền tảng cho riêng mình.
Nếu bạn không giỏi từ 0 đến 1, đề nghị của tôi là: Bạn nên trở thành một người quản lý chuyên nghiệp thay vì bắt đầu kinh doanh riêng.
6. Bạn có giỏi ngăn chặn thua lỗ?
Thẳng thắn mà nói, tôi không giỏi trong việc ngăn chặn thua lỗ. Tôi đã 33 tuổi và tôi quyết định ra đi sau 10 năm làm việc. Tôi luôn cảm thấy nếu mình ra đi sớm thì tốt hơn.
Khi tôi bắt đầu kinh doanh lần đầu tiên, đối tác hiện tại của tôi đã nhắc nhở tôi rủi ro lần đó là rất lớn. Tôi nhất quyết không nghe vì nghi ngờ đối tác giở trò với mình.
Cuối cùng, vào giữa năm 2018, tôi nợ mấy trăm triệu đồng. Nếu tôi có thể đưa ra quyết định sớm hơn, tình hình chắc chắn sẽ tốt hơn.
Con người là động vật quán tính và họ dùng quán tính của mình để hợp lý hóa các hành vi của mình. Ngay cả khi bạn không hài lòng với công việc cũ và cuộc sống hiện tại, bạn luôn có thể tìm thấy một loạt lý do để thuyết phục bản thân nếu bạn muốn: Thay đổi có tốt hơn không?
Quán tính chỉ khiến chúng ta chìm xuống bùn và dừng lại. Khi bạn có kế hoạch làm một cái gì đó, tốt nhất là làm nó ngay lập tức. Khi bạn có kế hoạch ngừng làm một cái gì đó, tốt nhất là ngừng ngay lập tức.
7. Bạn sống là vì ai?
SHE đã hát một bài hát "Tôi không muốn lớn lên", trong bài có một câu hát như sau: "Tôi không muốn lớn lên, vì sau khi lớn lên, sẽ không có câu chuyện cổ tích nào cả."
Bạn và tôi, những người chưa trưởng thành không phải lo lắng về mọi thứ, chỉ làm những gì chúng ta muốn làm. Nhưng sau khi lớn lên, chúng ta dần dần bắt đầu có trách nhiệm với cha mẹ , làm vợ hoặc chồng và làm cha mẹ của con chúng ta. Tất cả chúng ta bắt đầu hiểu rõ hơn về hai chữ trách nhiệm.
Cha mẹ ngày một già đi và con cái ngày càng lớn. Sự vô lo vô nghĩ, run rẩy và bướng bỉnh của thời trẻ đâu rồi hay chỉ thấy nỗi lo toan cơm áo gạo tiền hiện rõ trên nét mặt?
Câu hỏi cốt lõi ở đây là: Giữa trách nhiệm và tự thực hiện có mâu thuẫn nhau không, nó có thể cùng tồn tại không? Có nhất thiết phải có mâu thuẫn giữa sống cho người khác và sống cho chính mình không? Họ có thể cùng tồn tại không? Tôi nghĩ rằng câu trả lời chắc chắn là có.
Khi bạn có thể dễ dàng trả lời và xử lý sáu câu hỏi đầu tiên, bạn có thể tự nhiên xử lý tốt câu hỏi cuối cùng này.
35 tuổi, không phải là một độ tuổi tuyệt đối. Cũng giống như một số người trở nên nổi tiếng khi còn là thanh thiếu niên, một số người trở nên nổi tiếng muộn.
Như Kitano Takeshi đã nói trong "Lời thực lòng đạo đức giả":
"Cuộc sống cũng giống như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vậy. Đối với một đô vật sumo thì 40 tuổi đã gọi là già, nhưng một chính trị gia ở độ tuổi 50 sẽ được gọi là trẻ. Thật khó để đưa ra nhận định bao nhiêu tuổi thì gọi là già. Cái gọi là già thực ra do mình suy nghĩ và quyết định.
Vâng, tuổi không phải là nguyên nhân chính khiến bạn bị sa thải hay người khác không nhận bạn vào làm. Nếu bạn chưa sẵn sàng, hãy tiếp tục chuẩn bị tốt. Rồi cơ hội sẽ đến với bạn.
Mặc dù việc trở thành một người như bạn mong muốn không phải là việc dễ dàng, nhưng miễn là ngọn lửa khát khao vẫn còn bùng cháy trong tim bạn, bạn cũng có thể tạo ra một thế giới riêng của bạn và làm những điều bạn muốn.
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/ban-toi-bi-cong-ty-sa-thai-phai-di-lam-shipper-va-bai-hoc-cay-dang-truoc-35-tuoi-hieu-duoc-7-su-that-phu-phang-nay-thi-doi-moi-khong-phu-voi-ban-52020266111527567.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.