Bật mí "chìa khóa" cho chị em xử lý các khoản chi tiêu trong gia đình, giúp cuộc hôn nhân càng trở nên viên mãn

Câu chuyện chi tiêu trong gia đình luôn khiến nhiều chị em mới bước vào hôn nhân cảm thấy khó khăn và đau đầu. Nhưng có 1 số bí quyết có thể giúp gia đình nhỏ của bạn bền chặt và khăng khít hơn về mặt tài chính.

  • 3 sai lầm thường thấy khiến ví của chị em "vườn không nhà trống"

Khi kết hôn là bạn đã bước sang trang tiếp theo của cuộc đời. Mua ngôi nhà đầu tiên, có một gia đình nhỏ và điều quan trọng là cùng người bạn đời thực hiện các kế hoạch tài chính.

Ví dụ, hợp nhất các tài khoản ngân hàng, gộp chung thu nhập và thậm chí là cả nợ. Nếu bạn đang choáng ngợp thì đừng lo, có nhiều cách giúp bạn xử lý điều này và giúp cuộc hôn nhân càng thêm viên mãn.

Tại sao việc xây dựng một cuộc hôn nhân thành công về mặt tài chính lại quan trọng?

Bật mí
 

Xây dựng cuộc hôn nhân thành công về mặt tài chính là rất quan trọng. Những bất đồng, thiếu minh bạch về chuyện tiền bạc khi nói về tài chính có thể đe dọa tới sự bền vững của cuộc hôn nhân. Các cặp vợ chồng có thói quen sẽ nói dối nhau về các khoản chi tiêu hay thu nhập của họ. Nó dẫn đến những bất đồng về tiền bạc rồi hệ lụy xấu nhất là tan vỡ hôn nhân.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do US News & World Report thực hiện, thì cứ 3 cặp vợ chồng sẽ có một cặp đối mặt với vấn đề thiếu minh bạch về tài chính. Đó là một con số đáng kinh ngạc khi vấn đề nói dối thu nhập, che giấu nợ cá nhân hoặc vay tiền vẫn còn xảy ra khá nhiều.

Vì vậy các yếu tố để giữ cuộc hôn nhân bền chặt đề cao sự trung thực về tài chính. Chúng ta hãy nghe 1 số lời khuyên chi tiết hơn!

1. Trao đổi cởi mở về tài chính và quản lý tiền bạc

Một trong những chìa khóa quan trọng nhất là giao tiếp. Bạn và người vợ/chồng phải trao đổi với nhau về tài chính cá nhân. Hãy dành thời gian để thường xuyên thảo luận về tiền bạc. Các chủ đề bao gồm mọi thứ từ nợ cá nhân, chi tiêu, quản lý ngân sách cũng như các mục tiêu tài chính dài hạn.

2. Cùng nhau thiết lập các mục tiêu tài chính

Bật mí
 

Các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là cách tuyệt vời để theo dõi và đo lường sự thăng tiến trong tài chính cá nhân. Thiết lập các mục tiêu tài chính mà hai bạn có thể đạt được cùng nhau để tạo ra sự giàu có của gia đình.

Mục tiêu có thể là không mắc nợ, tiết kiệm để mua căn nhà đầu tiên hoặc nghỉ hưu sớm. Có mục tiêu tài chính rõ ràng giúp bạn giữ động lực và tập trung vào những điều tốt đẹp hơn cho gia đình.

3. Tạo ngân sách chung

Với hôn nhân, hai bạn cần tạo ngân sách chung để chi tiêu, thanh toán hóa đơn và giải quyết nợ. Bạn sẽ cần cùng nhau quyết định cách lập ngân sách để phù hợp nhất với gia đình. Có nhiều phương pháp lập ngân sách khác nhau mà bạn có thể xem xét.

- Phương pháp 70-20-10

Theo tỷ lệ phần trăm phổ biến là ngân sách 70-20-10. Trong ngân sách 70-20-10, thì thu nhập chung chia thành ba loại: 70% cho các hóa đơn và chi tiêu, 20% cho tiết kiệm và đầu tư và 10% để trả nợ.

- Phương pháp lập ngân sách từ số 0

Thuật ngữ Zero-Based Budgeting (Lập ngân sách từ số 0) xuất hiện vào năm 1960 bởi Peter Pyhrr - Cựu giám đốc của tập đoàn Texas Instruments. Đây là một phương pháp lập ngân sách chi tiêu cá nhân, sao cho: THU NHẬP - CHI TIÊU = 0. Mục đích của phương pháp Zero-Based Budgeting khi đưa ngân sách về 0 đó là buộc gia đình bạn phải phân bổ tiền đúng cách.

Trong tháng thực hiện, tùy vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thay đổi những con số này theo kế hoạch, nhưng quy tắc bất di bất dịch là phải quy được về con số 0. Nếu bạn trừ ra số âm tức là bạn đã dự chi quá nhiều. Nếu ra số dương thì bạn nên chuyển khoản tiền thừa này vào tiết kiệm ngay.

Bật mí
 

- Phương pháp lập ngân sách ngược

Một cách khác là lập ngân sách ngược. Phương pháp này cần bạn dùng tiền cho các khoản tiết kiệm và đầu tư trước. Sau đó phân bổ phần tiền còn lại vào hóa đơn và chi phí. Đây là một phương pháp lý tưởng nếu gia đình bạn đang tiết kiệm cho một mục tiêu lớn, chẳng hạn như mua ngôi nhà đầu tiên.

4. Hãy minh bạch về chi tiêu

Hãy minh bạch với người bạn đời về thói quen chi tiêu và tìm cách để họ cảm thấy đủ thoải mái trao đổi thói quen đó với bạn. Bạn có thói quen đi Starbucks hàng ngày hay sử dụng thẻ tín dụng hơi nhiều không? Hãy minh bạch với đối phương trước khi nó trở thành vấn đề trong hôn nhân.

Hãy cho họ biết tiền của bạn đang đi đâu. Cởi mở với vợ/chồng bạn về chi tiêu để đảm bảo rằng đang sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và trong phạm vi ngân sách. Trung thực là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân, đặc biệt là khi liên quan đến tài chính chung.

5. Cùng nhau giải quyết nợ nần

Khi kết hôn, bạn chia sẻ với người bạn đời nhiều thứ hơn là chỉ tổ ấm và gia đình. Các bạn cùng gánh nợ của nhau. Vì vậy, hãy ưu tiên giải quyết các khoản nợ chung. Thảo luận với người bạn đời về số nợ mà cả hai đang có, các loại nợ và cách giải quyết. Tiếp theo, đưa ra kế hoạch để trả khoản nợ.

Có một số phương pháp trả nợ mà bạn có thể xem xét: Quyết định trả nợ có lãi suất cao nhất trước hoặc khoản nợ nhỏ nhất trước. Cả hai đều hiệu quả, quyết định nên phải là cách phù hợp nhất cho cả hai bạn.

Bật mí
 

6. Xem xét và đánh giá lại tài chính một cách thường xuyên

Mất việc, tranh giành một suất thăng chức hoặc nợ thẻ tín dụng không bao giờ là câu chuyện dễ dàng để thảo luận với người bạn đời. Nhưng như đã trình bày ở trên, điều quan trọng là phải công khai và minh bạch.

Bạn có thể lên kế hoạch cho một "cuộc họp gia đình" để đánh giá lại tài chính với vợ/chồng. Việc đánh giá lại này cũng cần thiết có 1 sự thay đổi nào đó trong ngân sách, thay đổi về thu nhập hoặc nợ. Điều này sẽ giúp cả hai đi đúng hướng với các mục tiêu tài chính.

Theo clevergirlfinance

https://afamily.vn/bat-mi-chia-khoa-cho-chi-em-xu-ly-cac-khoan-chi-tieu-trong-gia-dinh-giup-cuoc-hon-nhan-cang-tro-nen-vien-man-20220518102856399.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang