Cùng với sự phát triển của thời đại, cha mẹ ngày nay gánh vác rất nhiều trách nhiệm trên vai. Một mặt, họ cần lo lắng vấn đề cơm áo gạo tiền cho gia đình, mặt khác phải có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái.
Người lớn dành thời gian cho con cái trước khi ngủ như thế nào?
Nếu cha mẹ tập trung cho công việc quá nhiều, họ sẽ có ít thời gian dành cho con cái. Khi kết thúc một ngày bận rộn, họ về nhà lúc nửa đêm, con cái thường đã ngủ. Lúc này, họ không thể làm gì khác ngoại trừ hôn lên trán đứa con đang ngủ. Vì thế, khi nói đến việc kể chuyện cho con cái nghe trước khi ngủ, có lẽ đó là một điều gì đó thật xa xỉ.
Nếu đứa trẻ sống với ông bà, về cơ bản người già ít khi kể chuyện cho cháu nghe trước khi ngủ. Họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc đọc các câu chuyện trong sách. Hơn nữa, trong suy nghĩ của họ, nên để trẻ im lặng trước khi ngủ, việc kể chuyện lúc này có thể khiến trẻ trở nên hưng phấn, thích thú và không còn buồn ngủ nữa.
Trước 1 tuổi, trẻ không cần cha mẹ kể chuyện trước khi ngủ, bởi lúc này chúng không hiểu, không có khả năng suy nghĩ và không hiểu được ý nghĩa đằng sau câu chuyện được nghe. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, việc kể chuyện hoặc trò chuyện với trẻ trước khi ngủ là một điều rất quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp trẻ muốn được nghe cha mẹ kể chuyện trước khi ngủ, nhưng vào lúc này, cha mẹ vì quá mệt mỏi nên tỏ ra bực bội và không đáp ứng nhu cầu của con mình.
4 thay đổi xuất hiện khi trẻ được cha mẹ kể chuyện trước khi ngủ
Nếu trẻ được cha mẹ kể truyện cho nghe trước khi ngủ mỗi ngày trong 2 năm, 4 thay đổi này sẽ xuất hiện:
1. EQ tăng cao
Vào mỗi đêm trước khi ngủ, trẻ nằm yên trên giường lắng nghe cha mẹ mình kể chuyện và bắt đầu tưởng tượng ra nhiều thứ, cảm tưởng như nhân vật chính là mình.
Khi nhân vật chính gặp tai nạn và gặp khó khăn, trẻ sẽ nghĩ ra cách giải quyết, thậm chí còn bày tỏ suy nghĩ của mình như không muốn nhân vật này chết, cầu mong người kia được khỏe mạnh để chiến đấu với kẻ thù.
Đến khi cha mẹ nói cho trẻ biết kết quả là gì, chúng mới thở phào nhẹ nhõm, hoặc rơi vào tâm trạng buồn bã khi nhân vật mình yêu thích qua đời. Những cảm xúc này giống như thể chính trẻ đang bị tổn thương giống với nhân vật trong câu chuyện.
Theo thời gian, cảm xúc của trẻ trở nên phong phú hơn, EQ tăng cao, điều này cực kỳ có lợi cho trẻ sau này.
2. Kỹ năng ngôn ngữ phát triển nhanh
Khi trẻ được nghe kể chuyện, chúng sẽ nhớ hết các tình tiết trong câu chuyện, não bộ lúc này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và phát triển nhanh chóng. Bằng cách này, trí nhớ của trẻ được cải thiện tốt hơn, rất hữu ích để chúng phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Trên thực tế, có một sự khác biệt rất lớn trong việc thể hiện sự tự tin giữa 2 đứa trẻ được nghe kể chuyện và không được nghe kể chuyện.
3. Hình thành thói quen ngủ ngon
Đến giờ đi ngủ, trẻ sẽ đợi cha mẹ kể cho mình nghe một câu chuyện sau đó mới chìm sâu vào trong giấc ngủ. Điều này giống như một nghi thức bất thành văn khiến trẻ cảm thấy được thỏa mãn và dễ chịu hơn trước khi ngủ.
Việc kể chuyện cũng giúp cho trẻ hiểu về các quy tắc. Nếu có một ngày nào đó cha mẹ quên, trẻ sẽ nhắc cha mẹ làm theo nguyên tắc thường ngày của mình.
4. Cải thiện sự tập trung
Nếu quan sát kỹ, cha mẹ sẽ thấy những đứa trẻ học giỏi đều có một điểm chung chính là rất tập trung khi học.
Trên thực tế, khả năng học tập của một người không phải bẩm sinh mà có, nó được trau dồi và hình thành trong giai đoạn đầu phát triển của trẻ. Khi cha mẹ đọc những câu chuyện trước khi đi ngủ, những câu chuyện thú vị và sinh động có thể dễ dàng khiến trẻ tập trung, say mê lắng nghe. Nếu trẻ được cha mẹ đọc truyện cho nghe hằng đêm, khả năng tập trung của chúng sẽ được cải thiện đáng kể.
Nguồn: Sohu, 163
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/be-2-tuoi-neu-duoc-cha-me-ke-truyen-truoc-khi-di-ngu-trong-2-nam-4-thay-doi-sau-do-khien-ai-cung-ngo-ngang-22202224310513688.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.