Bé gái chết thương tâm vì ngạt thở sau khi lọt xuống khe hở góc giường: Nguy hiểm tiềm ẩn khi cho bé ngủ chung với cha mẹ ít ai ngờ tới

Những tai nạn khiến trẻ ngạt thở xảy ra rất nhiều, điển hình nhất là những trường hợp ngủ trên giường chung với bố mẹ.

Những ngày vừa qua, MXH Trung Quốc xôn xao trường hợp một em bé ngã vào góc giường, ngạt thở và tử vong ở Thâm Quyến. Theo lời kể của ông Mao - cha của đứa trẻ, sự việc đau lòng này xảy ra vào ngày 1 tháng 12 năm ngoái, nhưng bây giờ mới lan truyền trên MXH.

Ông Mao nhớ lại, khi đó ông về nhà lúc 4h30 chiều, sau khi đưa thức ăn cho người giúp việc xong thì ông đi làm. Con gái ông là Tiểu Ngọc ngủ một mình trên một chiếc giường lớn trong phòng.

Trẻ ngạt thở vì lọt xuống khe hở góc giường: Sự nguy hiểm tiềm ẩn khi ngủ với cha mẹ ít ai ngờ tới - Ảnh 1.

Hiện trường tai nạn thương tâm khiến Tiểu Ngọc ngạt thở.

Khi người giúp việc không thấy em bé đâu thì vội tá hỏa đi tìm, sau đó phát hiện cô bé lọt vào khe hở giữa tường và giường. Mặc dù cô bé được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vì ngạt thở quá lâu nên đã tử vong. Những hình ảnh chia sẻ trên MXH cho thấy, có một khoảng cách lớn giữa bức tường và giường khoảng 30cm. Phía người nhà nghi ngờ người giúp việc đã lấy gối kê chặn khe hở đi, điều này mới dẫn tới tình trạng đứa trẻ lăn và lọt vào đó.

Sự việc này được gia đình ông Mao báo cảnh sát nhưng kết quả điều tra vẫn chưa được xác định chính xác. Cho dù là lỗi của người giúp việc đi chăng nữa, đứa trẻ cũng đã qua đời. Vì vậy, trường hợp đau lòng này như một bài học cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người. Để tránh trẻ ngạt thở, bố mẹ nên chuẩn bị giường cũi chuyên dụng, đặt bên cạnh giường mình để thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ.

Lợi ích của việc sử dụng giường cũi là gì?

- An toàn hơn

Nhiều bố mẹ sẽ nói rằng, trẻ sơ sinh rơi vào kẽ hở và chết ngạt suy cho cùng vẫn chỉ là thiểu số, chỉ cần họ chú ý loại bỏ các nguy cơ an toàn thì sẽ không có vấn đề gì. Trên thực tế, trẻ ngủ cùng giường, bố mẹ cũng có thể vô tình đè trẻ khi ngủ, khiến trẻ ngạt thở. Giường cũi có thanh chắn bảo vệ trẻ nên sẽ tránh được tai nạn khi ngủ chung với bố mẹ.

Trẻ ngạt thở vì lọt xuống khe hở góc giường: Sự nguy hiểm tiềm ẩn khi ngủ với cha mẹ ít ai ngờ tới - Ảnh 2.
 

- Khỏe mạnh hơn

Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sự phát triển trong giai đoạn ấu thơ. Khi ngủ chung, bố mẹ trở mình có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Đồng thời, khí cacbonic do bố mẹ thở ra xung quanh khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến không khí mà trẻ hít thở. Ngủ một mình trong nôi sẽ giúp trẻ thở tốt hơn, tốt cho sức khỏe.

- Điu chỉnh chất lượng giấc ngủ của cha mẹ và trẻ sơ sinh

Trẻ ngủ chung giường với bố mẹ rất dễ bị đánh thức bởi những hành động của bố mẹ. Hơn nữa, bố mẹ cũng có tâm lý sợ ngủ quá say mà vô tình đè lên trẻ, hoặc trở mình, đánh thức trẻ. Chất lượng giấc ngủ của cả bố mẹ và trẻ đều không tốt.

- Tránh dựa dẫm vào bố mẹ

Nhiều đứa trẻ đã ngủ với bố mẹ từ khi còn nhỏ, chúng đã trở nên phụ thuộc vào bố mẹ. Khi trẻ lớn dần, việc ngủ riêng trở thành vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Việc tập cho trẻ ngủ một mình ngay từ nhỏ sẽ có lợi trong việc nuôi dưỡng lòng can đảm, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, học cách tự lập mà không phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều.

Chọn giường cũi như thế nào là phù hợp?

Thị trường giường cũi rất đa dạng, nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi mua giường cũi, cha mẹ cần chú ý một số điều sau.

- Chất liệu

Hiện nay, chất liệu làm cũi thông dụng nhất trên thị trường là gỗ, sau đó là thép hoặc nhựa. Các sản phẩm từ gỗ nhìn chung đều được phủ sơn, bố mẹ nên chọn loại sơn thân thiện với môi trường, không có mùi đặc biệt và nên là của thương hiệu nổi tiếng.

Trẻ ngạt thở vì lọt xuống khe hở góc giường: Sự nguy hiểm tiềm ẩn khi ngủ với cha mẹ ít ai ngờ tới - Ảnh 3.

Bố mẹ cần cẩn trọng khi mua giường cũi cho trẻ. (Ảnh minh họa)

- Kích thước

Trong trường hợp bình thường, cũi 65cm x 120cm có thể được sử dụng cho đến khi trẻ khoảng 3 tuổi. Khi mua cũi, bố mẹ cần dựa vào kích thước phòng ngủ, không nhất thiết phải mua loại lớn. Nếu cũi quá cao sẽ không tiện chăm sóc, nên chọn mua loại có thể điều chỉnh được thanh chắn.

- Thanh chắn

Khoảng cách giữa các thanh chắn nên từ 45 đến 65mm để tránh trẻ vô tình bị kẹt đầu hoặc cơ thể. Bề mặt thanh chắn phải nhẵn, không có gai, không có trụ giường nhô ra ở bốn góc, không có lỗ có đường kính trên 7mm và sâu 1cm trên mặt, để tránh bé bị tò mò và thọc ngón tay vào lỗ.

- Nệm

Khi điều chỉnh nệm đến vị trí cao nhất, khoảng cách từ mép ít nhất là 25cm, khe hở giữa đệm và khung giường không quá 25mm. Nếu khe hở quá lớn, tay và chân của trẻ sẽ dễ bị kẹt vào khe hở, gây nguy hiểm. Ngoài ra, cần loại bỏ màng bọc nhựa, để tránh việc bung rách.

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/be-gai-chet-thuong-tam-vi-ngat-tho-sau-khi-lot-xuong-khe-ho-goc-giuong-nguy-hiem-tiem-an-khi-cho-be-ngu-chung-voi-cha-me-it-ai-ngo-toi-222021104173825502.htm

 
 

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang