|
|
Trong mỗi tháng của thai kỳ, bé sẽ phát triển cả về kích thước, cân nặng và hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Vì thế, các mẹ bầu cần quan tâm nhiều và bổ sung thêm dinh dưỡng để em bé phát triển.
Sự phát triển của thai 7 tháng (27-30 tuần tuổi)
Ở thai kỳ tháng thứ 7, bé sẽ nằm thẳng và hướng đầu về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự chào đời của chính mình. Vị trí này được xem là vị trí an toàn nhất của bé để mẹ bầu có một ca vượt cạn bình thường.
|
Thai nhi tháng thứ 7 bắt đầu phát triển:
-
- Mặt: Đã định hình rõ hơn.
-
- Não và hệ thần kinh: Phát triển nhanh hơn, bắt đầu nhạy cảm với tiếng động, mùi vị và âm thanh
-
- Phổi: Bắt đầu hoạt động
-
- Ngủ và thức dậy: Thời gian bé ngủ và thức trở nên rõ ràng hơn
-
- Mắt: Đã có phản ứng với ánh sáng và bóng tối
-
- Lông tơ: Bắt đầu biến mất
-
- Da: Đỏ và nhăn nheo, cơ thể bé đã bắt đầu tích tụ mỡ
-
- Lưỡi: Các gai vị giác phát triển hơn giúp bé có thể phân biệt được các vị khác nhau
-
- Hệ tiêu hóa: Bắt đầu hoạt động
-
- Xương: Trở nên cứng cáp hơn
-
- Hộp sọ: Vẫn còn mềm
Ngoài ra, theo các chuyên gia, thai nhi 7 tháng có thể nặng khoảng 900 – 1.350g và dài 30-46cm. Mẹ có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Việc thai nhi đạp nhiều hoặc thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 cũng không phải là điều quá đáng lo, đây có thể là dấu hiệu cho bé hiếu động hoặc bé đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé đạp nhiều đột ngột, cử động nhiều hơn 20 lần và liên tục hoặc đạp ít hơn 10 lần/ngày, thì mẹ nên đi khám nhé.
Mẹ bầu 7 tháng tuổi có những thay đổi gì?
Từ tháng thứ 7 này, bạn sẽ phải gặp bác sĩ 2 lần trong một tháng, tức cách 2 tuần phải khám thai một lần. Có thể bạn có cảm giác như bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS - severe premenstrual syndrome) do thường xuyên có sự thay đổi về cảm xúc.
Ngực của bạn có thể bắt đầu rỉ sữa non, chất dịch màu vàng tiết ra từ bầu ngực để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Cảm giác mất thăng bằng sẽ bắt đầu xuất hiện, bụng nặng hơn và bạn có thể sẽ phải đi “hàng hai” và bước lạch bạch.
Do thai nhi tháng thứ 7 đang lớn dần nên áp lực lên cơ hoành, gan, dạ dày và ruột cũng rất lớn. Chứng đau lưng vì thế sẽ càng nặng hơn. Đồng thời, phát sinh thêm chứng khó thở do áp lực thai tác động lên phổi. Lồng xương sườn và xương chậu của bạn đều có cảm giác đau đớn khi thai nhi lớn dần.
Đồng thời, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn do thai nhi càng lớn thì trọng tâm của cơ thể càng dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang. Mỗi ngày dịch âm đạo có màu trắng trong đều xuất hiện khá nhiều, làm bạn thấy vùng kín ẩm ướt, khó chịu. Vì thế, bạn nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để tiện vệ sinh cá nhân.
Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, cơn co giả Braxton Hicks là một trong những điều đáng chú ý. Đây là hiện tượng các cơ tử cung siết chặt, xuất hiện cách nhau 20 phút hoặc lâu hơn. Cơn co giả Braxton Hicks có nhiệm vụ lót đường cho cơn chuyển dạ thật sau này đấy.
Nên làm gì khi mang thai 7 tháng?
Khi bước sang tháng thứ 7, bạn có thể rất vui sướng nhưng kèm theo đó là những lo lắng nhất là khi mang thai lần đầu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên khám thai định kỳ thì bạn cũng không nên quá lo lắng.
-
- Bạn cũng có thể cân nhắc về việc đi bộ thường xuyên, có thể nghỉ ngơi giữa những quãng đường đi. Để giúp giữ cho cơ thể được hoạt động và linh hoạt. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh đứng và ngồi một tư thế quá lâu.
-
- Đọc sách, vẽ tranh, hát hoặc làm vườn,… đây chính là một trong những phương pháp giúp bạn bình tĩnh, thư giãn và tránh xa khỏi những suy nghĩ cũng như lo lắng không cần thiết.
-
- Tiếp tục tập các bài thể dục nhẹ đều đặn với sự theo dõi của bác sĩ. Việc có một lối sống năng động sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi sinh.
-
- Tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tư thế nằm ngửa có thể sẽ khá khó khăn vì bụng bạn bắt đầu to dần, do vậy hãy thử nằm nghiêng sang một bên. Đặt một miếng đệm nhỏ dưới bụng hoặc giữa hai chân sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.
-
- Chọn lựa các loại quần áo có chất liệu thoải mái như cotton - thoáng khí, giúp bạn thoải mái, tránh hầm bí hơn khi nhiệt độ cơ thể tăng.
-
- Và đừng quên xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ hemoglobin, đặc biệt nếu bạn có nhóm máu Rh-.
Mong rằng với những thông tin dành cho thai nhi tháng thứ 7 trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bé yêu và bản thân mình. Chúc bạn và bé luôn khỏe nhé!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.