Bé trai bị xiên cá đâm thấu ngực: Cách dạy trẻ tránh tai nạn vật sắc nhọn, cha mẹ cần biết

(lamchame.vn) - Vụ việc bé trai 7 tuổi ở TP HCM bị xiên cá viên chiên đâm thấu ngực gióng lên hồi chuông về phòng ngừa tai nạn cho trẻ trước các vật sắc, nhọn

Mới đây, một bé trai 7 tuổi ở quận Tân Phú, TP HCM đã bị xiên cá viên chiên đâm thấu ngực trong giờ ra chơi.

Vừa ăn cá viên vừa đùa nghịch

Cụ thể, tai nạn hy hữu xảy đến khi hai cậu bạn vừa ăn cá viên vừa đùa nghịch dẫn đến mâu thuẫn, cãi nhau và cậu bạn lỡ tay đã gây ra vết thương.

Bé trai với xiên cá viên trên ngực

Ngay lập tức, bé trai được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Quận Tân Phú với cây xiên cá còn cắm trên cực. Tại đây, các bác sĩ đã chụp phim, băng bó vết thương, giữ nguyên cây xiên để chuyển bé trai đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ xác định cây xiên cá đã đâm khá sâu nhưng may mắn rơi vào phần mềm, không phải phẫu thuật. Sau đó, các bác sĩ đã thực hiện tiểu phẫu rút cây xiên và băng bó cho bé được xuất viện. Đây không phải lần đầu trẻ em bị cây xiên cá viên đâm tổn thương cơ thể. Trước đó (ngày 11-9) cậu bé 4 tuổi ngụ tại An Giang phải đến Bệnh viện Mắt, TP HCM cấp cứu, điều trị vì bị cây xiên thịt viên đâm thấu hốc mắt.

Theo một khảo sát trên 2.000 người lớn đền từ nhiều tỉnh tại Việt Nam trong nghiên cứu ““Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn thương tích trẻ em và biện pháp phòng ngừa”, trẻ em bị chảy máu do vật sắc nhọn đâm phải  chiếm tới 64,6%.

Trong khi đó, theo số liệu điều tra của UNICEF, trẻ bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn đâm bị cắt rách da chiếm 9%, trong đó do nghịch dao và các vật sắc nhọn 66%, bị khi đang làm việc, vui chơi hoặc sinh hoạt 34%.

Dạy con tránh tổn thương do vật nhọn

Với tần suất ngày càng nhiều ca trẻ em bị thương tật do vật sắc nhọn, những bậc cha mẹ phải có kiến thức về việc phòng, tránh và sơ cứu khi con bị thương.

Cụ thể, đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ, cô giáo, người giữ trẻ cần quan sát, giữ trẻ chặt chẽ trong mọi trường hợp. Lứa tuổi này, các con đang tò mò về thế giới, muốn khám phá mọi vật xung quanh nên sẽ tìm mọi cách để nhìn, sờ mó, cho vào miệng nếm thử, vô tình nuốt. Đặc biệt, khi nhìn thấy những có hình thù lạ, vật sắc nhọn, trẻ sẽ bị thu hút dễ dẫn đến bị đâm, xuyên đau đớn. Do đó, đối với trẻ lứa tuổi này, ngoài quan sát, giữ trẻ chặt chẽ cần để các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, đinh, chìa khóa, tuốc nơ vít, đũa, kim tiêm, bút… ở cao, ngoài tâm với trẻ em. Ngoài ra, không cho trẻ chơi với những đồ vật dễ vỡ có thể tạo nên những mảnh sắc nhọn như bình hoa, kính, chai lọ, cốc thủy tinh…

Một bé gái bị kéo đâm vào ngực

Đối với trẻ ở lứa tuổi đi học tiểu học, trung học cơ sở, các con đã có ý thức đúng sai, nên không nên, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết được mức độ nguy hiểm của những vật sắc để trẻ tránh xa. Ngoài ra, cha mẹ cần cấm đoán con những trò chơi nguy hiểm như đấu kiếm, cầm các vật nhọn đánh đuổi nhau, bắn tên… có thể gây mù lòa, mất máu, đâm vào tim hoặc các chỗ hiểm gây tử vong…

Ngoài phòng ngừa cho con, người lớn cần sơ cứu đúng cách khi trẻ gặp nạn, để đến bệnh viện trẻ được cứu chữa dễ dàng hơn. Trong trường hợp các con bị vật nhọn đâm vào cơ thế, người lớn chúng ta không nên tự ý rút vật đó ra ngay. Vì nếu tổn thương mạch máu, việc rút dị vật có thể dẫn đến mất máu nhiều dẫn đến nguy hiểm.

Tốt nhất, cha mẹ nên băng bó lại lại cho nạn nhân để cầm máu và cố định vật gây thương tổn tại chỗ rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, cha mẹ cần tiêm phòng uốn ván cho con để ngừa vật gỉ sét gây nhiễm trùng.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang