Không khó để nhận thấy trẻ em ngày nay xem TV, điện thoại, máy tính mảng từ rất sớm. Liên quan tới vấn đề này, một số cha mẹ thắc mắc về việc trẻ có được phép xem TV hay các thiết bị điện tử trước 3 tuổi hay không.
Có một người mẹ đăng một đoạn video lên mạng khiến nhiều cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Trong video, cô con gái mới 1,5 tuổi đang chăm chú xem hoạt hình trên TV trong lúc người mẹ đút ăn.
"Đến giờ ăn rồi con, mình tắt TV đi", "Con có nghe mẹ nói không". Trước những câu hỏi của người mẹ, cô bé ngồi yên không nhúc nhích. Người mẹ tức giận lập tức tắt TV, cô bé liền khóc lớn. Chỉ khi bật TV trở lại thì cô bé mới ngừng khóc. Dù bật chương trình gì thì chỉ cần có âm thanh, hình ảnh là cô bé sẽ rất chăm chú xem.
Người mẹ bất lực khi thấy con mình mới hơn 1 tuổi đã nghiện TV. Nhiều cư dân mạng tỏ ra đồng cảm, họ chia con cái trong gia đình mình cũng như vậy. Có người còn kể rằng: "Con trai tôi xem TV từ lúc 6 tháng tuổi, mỗi lần xem hơn nửa tiếng. Bây giờ nó đã 2 tuổi, không cho xem là không chịu ăn. Tôi thực sự lo lắng mắt của nó ngày càng kém".
Sự khác biệt giữa trẻ xem và không xem TV
Các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em tại Đại học Yale, Mỹ đã chia 100 đứa trẻ 3 tuổi thành 2nhóm: Một nhóm cho trẻ biết về nàng tiên cá thông qua kể chuyện và nhóm còn lại cho trẻ xem phim hoạt hình "Nàng tiên cá" của Disney trên TV.
Kết quả cuối cùng là những đứa trẻ được nghe kể chuyện vẽ ra những nàng tiên cá khác nhau trong trí tưởng tượng của mình, còn những đứa trẻ xem hoạt hình cùng vẽ ra một nàng tiên cá giống nhau. Điều này cho thấy những thứ biết được thông qua TV trong thời gian dài sẽ hạn chế trí tưởng tượng của trẻ.
Ngoài ra, các chuyên gia cho một nhóm trẻ xem video trên TV và nhóm còn lại đọc sách tranh. Sau 10 phút đánh giá, họ nhận thấy những đứa trẻ xem sách nhớ được nhiều nội dung hơn 30% so với trẻ xem video.
Điều đó cũng chứng minh rằng, TV phát hàng chục khung hình mỗi giây, bộ não của trẻ khó có thể nhớ hết mọi thứ trong thời gian ngắn như vậy.
Thông qua kiểm tra điện não đồ, khi trẻ xem TV, sóng α trong não hoạt động cực mạnh, từ đó ảnh hưởng đến sóng β chịu trách nhiệm về khả năng tư duy và tập trung. Điều này cũng có thể chứng minh rằng, nếu khả năng tư duy và tập trung của trẻ không phát triển ở một mức độ nhất định sau khi xem TV.
Những khả năng này của một đứa trẻ không thể đánh đồng theo độ tuổi, nghĩa là không thể lên kế hoạch xem TV chỉ dựa trên độ tuổi của trẻ. Các chuyên gia khác cũng đưa ra gợi ý rằng, các yếu tố phát triển thị giác của trẻ cũng cần được xem xét.
Yếu tố thị giác cần chú trọng khi trẻ xêm TV
Các chuyên gia về trẻ em của Vương quốc Anh kêu gọi cha mẹ không cho trẻ dưới 3 tuổi xem TV. Quan điểm này phù hợp với lời khuyên mà các chuyên gia nuôi dạy con của Pháp đưa ra. Thậm chí trong cuốn "Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con" của mỹ còn xác định rõ trẻ dưới 2 tuổi không thích hợp để xem TV.
Các chuyên gia về trẻ em và chuyên gia nhãn khoađưa ra gợi ý rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên xem tivi trước 2 tuổi, sau 3 tuổi có thể xem một cách hợp lý nhưng mỗi lần không quá 15 phút. Lý do tại sao các chuyên gia đưa ra những khuyến nghị này chủ yếu liên quan đến sự phát triển thị giác của trẻ .
Trẻ từ 1 - 3 tuổi sẽ phát triển nhanh về thị giác, nếu trong độ tuổi này mà trẻ xem TV nhiều, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể xuyên qua thủy tinh thể, chiếu tới võng mạc, dễ gây co thắt quá mức làm mỏi mắt.
Hơn nữa, khi võng mạc của trẻ chưa trưởng thành, TV phát ra ánh sáng quá mạnh, màu sắc thay đổi nhanh dễ dẫn đến các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị.
Tất nhiên, cha mẹ rất khó để cấm hoàn toàn việc trẻ xem các thiết bị điện tử trong xã hội ngày nay nhưng cần có sự sắp xếp hợp lý. Đồng thời, nếu có những điều thú vị khác để làm, trẻ sẽ không bị nghiện TV.
Các hoạt động thay thế khi trẻ không xem TV
1. Sắp xếp thời gian xem TV cho con một cách khoa học và hợp lý
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, cha mẹ có thể cân nhắc cho con xem TV khi thị lực của con tốt, có khả năng tư duy, tập trung ở mức ổn định. Trẻ ở các độ tuổi khác nhau có thời gian xem TV khác nhau .
Nhìn chung, không nên cho trẻ xem TV trước 3 tuổi, tốt nhất không quá 2 phút đối với trẻ từ 4 đến 8 tháng và không quá 5 phút đối với trẻ từ 8 đến 12 tháng. Sau 2 tuổi không quá 10 phút, kể cả sau 3 tuổi cũng không quá 30 phút.
2. Sắp xếp thời gian đọc sách
Đọc sách chắc chắn là một trong những lựa chọn tốt nhất để rèn luyện kỹ năng tập trung và hiểu của trẻ. Khi cha mẹ nuôi dưỡng cho trẻ thói quen yêu thích đọc sách, chúng sẽ không dễ dàng bị TV thu hút.
Điều đáng chú ý là khi cha mẹ kích thích hứng thú đọc sách của con cái thì nên cân nhắc nội dung mà con quan tâm, đồng thời dành thời gian nhất định cùng con đọc sách,
3. Để TV không có "cảm giác hiện diện"
Sự tiếp xúc của trẻ em với các vật dụng như TV và điện thoại di động thường bắt đầu từ cha mẹ khi ở nhà.
Bác sĩ nhi khoa về hành vi phát triển Jenny Radesky (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, các bậc cha mẹ thường có con cái nghiện TV, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác có xu hướng trở nên cáu kỉnh, nóng tính, bốc đồng.
Vì vậy, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là không thường xuyên dùng điện thoại di động hoặc xem TV trước mặt con cái, đồng thời cố gắng để trẻ không có cảm giác hiện diện của các thiết bị điện tử trong nhà.
4. Cùng con chơi
Nếu cha mẹ có thể chơi trò chơi với con cái hoặc cùng nhau đọc sách, ra ngoài chơi..., một cuộc sống phong phú và nhiều màu sắc sẽ không chỉ giúp trẻ có một tuổi thơ trọn vẹn và hạnh phúc mà còn không còn phụ thuộc vào việc xem TV .
Theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, từ 0 đến 3 tuổi là một trong những giai đoạn quan trọng để bảo vệ và nâng cao khả năng tập trung của trẻ, đồng thời cũng là giai đoạn vàng để trẻ phát triển thị giác. Cha mẹ không nên để TV, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác ảnh hưởng đến thị lực và sự tập trung của trẻ. Cha mẹ nên rèn cho con thói quen đọc sách, tập thể dục, đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn dể kích thích sự phát triển các khả năng khác nhau của trẻ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.