Bé yêu sắp vào lớp 1, đây là những cách đơn giản giúp bé ham học

(lamchame.vn) - Tạo không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, cho bé học vào thời điểm thích hợp, giúp con rèn khả năng ghi nhớ, tập trung, không trách mắng khi kèm bé học... sẽ giúp bé hứng thú với bài vở.

Trẻ kém tập trung khi học là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học được cho là khô khan và nặng kiến thức cũng như những hạn chế về tâm lý hoặc có thể là năng lực của giáo viên,... Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.

Dưới đây là phân tích nguyên nhân và những giải pháp mà chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý - đào tạo kỹ năng Rồng Việt) đưa ra.

Theo ông Khanh, thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:

Lý do khách quan:

- Không có không gian học tập thích hợp.

- Bàn học không gọn gàng - thiếu dụng cụ học tập.

- Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.

Lý do chủ quan:

- Chưa có sự chuẩn bị tâm lý - thể chất.

- Không xác định mục tiêu học tập.

- Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.

Lý do bản thân:

- Thiếu kỹ năng học tập.

- Thiếu kỹ năng tập trung.

- Thiếu kỹ năng ghi nhớ.

Để giúp bé có hứng thú với việc học, ông đưa ra lời khuyên dành cho các phụ huynh như sau:

- Tạo một không gian học tập phù hợp và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ. Nên chọn 1 góc học tập yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối và có ánh sáng phù hợp.

Khi trẻ học, tránh việc cắt ngang (trẻ đang học chạy đi vệ sinh, uống nước, người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác, anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện...).

- Về bàn học thích hợp: Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc ngồi một cách gò bó, phải cố gắng trong việc viết và nhìn bài tập.

Chuẩn bị đủ cho trẻ đủ học cụ gồm bút, thước, hồ dán, kéo, giấy, sách học, không để tình trạng ngồi vào bàn rồi mới đi kiếm cái này cái nọ.

Không bầy biện lung tung trên mặt bàn, chỉ để những gì cần thiết có liên quan đến bài học.

- Thời điểm học tập thích hợp: Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ.

Trẻ học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút, sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.

- Chuẩn bị tâm lý học tập: Hãy giúp trẻ thực hiện một lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Tạo cho con sự thoải mái, vui vẻ, không nên la mắng các sai phạm của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần hay một chương trình, một bộ phim hay...

- Xác định mục tiêu học tập: Để giúp trẻ xác định điều này, phụ huynh cần hướng dẫn bé ghi rõ tiêu đề học, mục tiêu của buổi học.

Theo Sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang