Kể từ khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 vào ngày 11 tháng 12, việc triển khai vắc-xin này đã bắt đầu vào ngày 14 tháng 12. Trong khi vắc-xin này có thể là "cứu cánh" cho việc kết thúc một đại dịch kéo dài gần 1 năm thì thông tin "4 tình nguyện viên tiêm vắc-xin COVID-19 của Pfizer lại khiến người ta nghi ngại về tác dụng của loại vắc-xin này.
Nhiều người dùng Facebook chia sẻ thông tin rằng tài liệu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ghi nhận 4 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech đã bị liệt mặt tạm thời (chứng liệt mặt Bell). Họ cũng giải thích rằng chứng liệt mặt Bell là một tình trạng gây yếu hoặc tê liệt các cơ ở mặt. Và bài đăng tuyên bố tác dụng phụ đang được coi là một "phản ứng" không nghiêm trọng" mặc dù hình ảnh 3 "bệnh nhân" họ đưa ra trông rất đáng lo ngại.
Chứng liệt mặt Bell có thể không liên quan đến vắc-xin
Vào ngày 10 tháng 12, Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Sinh học của FDA đã tổ chức cuộc họp lần thứ 162 của Ủy ban Tư vấn về Vắc-xin và Sản phẩm Sinh học liên quan để thảo luận về việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19.
Một bản tóm tắt dài 53 trang lưu ý rằng đã có 4 trường hợp mắc chứng liệt mặt Bell trong nhóm được tiêm chủng và không có trường hợp nào trong nhóm giả dược. Các triệu chứng xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Đối với một người tham gia, tình trạng bệnh xảy ra 3 ngày sau khi tiêm chủng nhưng đã khỏi trong vòng 3 ngày sau đó. Với 3 người còn lại, các triệu chứng xuất hiện vào ngày thứ 9, 37 và 48 sau khi tiêm chủng và kéo dài tương ứng trong khoảng 10, 15 và 21 ngày.
Tuy nhiên, FDA tin rằng "không có mối quan hệ nhân-quả nào được thiết lập" bởi số ca liệt mặt Bell quá ít và tần suất bị liệt mặt Bell trong thử nghiệm vắc-xin tương đương với tần suất xảy ra trong xã hội nói chung.
Từ nhận định đó, FDA không xem các ca liệt mặt Bell là tác dụng phụ của vắc xin và chỉ khuyến nghị nên "giám sát" chứng liệt mặt Bell khi tiêm chủng rộng rãi vắc xin COVID-19. FDA cũng sẽ tiếp tục theo dõi bất kỳ trường hợp mới hoặc báo cáo nào về bệnh liệt mặt Bell sau khi vắc-xin được triển khai rộng rãi hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh liệt mặt Bell
Không rõ tại sao 4 người tham gia lại phát triển chứng liệt mặt Bell và nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này cũng ít được biết đến. Một giả thuyết phổ biến cho rằng virus herpes simplex (HSV) có thể là thủ phạm.
HSV có hai loại, tùy thuộc vào đường lây truyền - đường miệng đối với HSV-1 và đường sinh dục hoặc đường tình dục đối với HSV-2. HSV-1 có thể ẩn sâu trong các dây thần kinh mặt ở dạng "ngừng hoạt động" và chỉ kích hoạt khi vật chủ là con người của nó bị căng thẳng. Việc kích hoạt virus dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương các dây thần kinh mặt cục bộ, dẫn đến tình trạng mặt xệ xuống hoặc yếu cơ.
Mặc dù herpes là một bệnh nhiễm trùng suốt đời, bệnh liệt mặt Bell hoàn toàn có thể điều trị được bằng các loại thuốc chống viêm như corticosteroid và trong một số trường hợp nghiêm trọng, cả liệu pháp kháng virus. Khoảng 80% -90% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tuần đến 3 tháng. Tỷ lệ tái phát chứng liệt mặt Bell được ước tính là 5% đến 15%.
Có những yếu tố nhất định có thể khiến một người có nguy cơ cao mắc bệnh liệt mặt Bell, chẳng hạn như mang thai, tăng huyết áp hoặc tiểu đường.
Theo USAToday
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/benh-liet-mat-cua-4-nguoi-tham-gia-tiem-vac-xin-covid-19-co-kha-nang-khong-lien-quan-den-vac-xin-cua-pfizer-162201712171018082.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.