Bác sĩ Thái Dụ Minh, khoa nhi, bệnh viện Li's Hospital Daja, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi là bé gái 7 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng sốt cao, chân tay phát ban, nổi mụn nước, vết loét xuất hiện trên lớp niêm mạc miệng.
Sau khi hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Thái loại trừ khả năng bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu, bởi triệu chứng của bệnh thủy đậu xuất hiện trên toàn bộ cơ thể người bệnh, không chỉ riêng tay chân, miệng. Các vết loét rõ ràng được tìm thấy trong khoang miệng của bé gái, phù hợp với các triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm Enterovirus.
Sau khi hỏi thăm người nhà của bệnh nhi, bác sĩ Thái được biết, khoảng 1 tuần trước, bé gái 7 tháng tuổi được bố mẹ bế sang nhà họ hàng chơi. Nhà họ hàng có một đứa trẻ từng nhiễm Enterovirus và đã nhanh chóng hồi phục, nhà cửa đã tiêu độc khử trùng nhưng bệnh nhi không may bị truyền nhiễm. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ khả năng tồn tại của Enterovirus và các bé sơ sinh thường dễ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, mỗi năm có 1 hoặc 2 trường hợp bệnh nhi từ 3 - 4 tuổi đến khám do nhiễm Enterovirus. Enterovirus chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, chẳng hạn dịch đường hô hấp, nước bọt, phân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bệnh có khả năng lây truyền cao và thường dễ lây nhiễm nhất trong vòng một tuần sau khi bệnh khởi phát, người bệnh có thể liên tục đào thải virus qua đường ruột trong thời gian dài là từ 8 đến 12 tuần.
Bác sĩ Thái cảnh báo, Enterovirus có nhiều cách lây truyền và rất dễ lây lan, cách duy nhất để ngăn ngừa virus là rửa tay thường xuyên, một số cha mẹ lầm tưởng rằng trẻ sẽ được miễn dịch sau khi nhiễm enterovirus và đây là một quan niệm sai lầm.
Các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 2 đến 10 ngày sau khi nhiễm Enterovirus. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bao gồm sốt, chán ăn, giảm hoạt động, bồn chồn, phát ban trên da, thậm chí tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Trường hợp nặng có thể gây viêm cơ tim, viêm gan, viêm não, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ nhà bạn có dấu hiệu bệnh nặng như buồn ngủ, co giật cơ, khó thở, tim đập nhanh, nôn mửa liên tục thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm Enterovirus
Triệu chứng ở người trưởng thành
Phần lớn trường hợp nhiễm Enterovirus, đặc biệt ở người trưởng thành, không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết. Những triệu chứng thường có phần tương tự cảm lạnh hoặc cảm cúm, ví dụ như:
Chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
Đau họng.
Nhức mỏi toàn thân.
Nôn.
Thân nhiệt tăng cao.
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
Phát ban nhưng không gây ngứa.
Vết loét xuất hiện trên lớp niêm mạc miệng.
Mặc dù các biểu hiện nhiễm Enterovirus thường có xu hướng cải thiện sau khi người bệnh nghỉ ngơi và áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà, một số chúng sẽ cần sớm được chăm sóc y tế trước khi dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường, bao gồm:
Tổn thương hệ thần kinh trung ương và não (viêm não, viêm màng bọc tủy sống…).
Các bệnh về tim (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim…).
Vì vậy, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào như sau:
Hụt hơi, khó thở hoặc thở khò khè.
Đau, tức ngực.
Môi xanh, tím tái.
Rối loạn nhịp tim.
Sưng bàn chân hoặc mắt cá.
Triệu chứng nhiễm Enterovirus ở trẻ em
So với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ không mạnh bằng nên các triệu chứng nhiễm Enterovirus thường nghiêm trọng hơn. Mặc dù vậy, hầu hết trẻ vẫn có thể khỏi bệnh bằng các biện pháp khắc phục, chăm sóc tại nhà.
Tuy nên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu phát hiện bé có dấu hiệu:
Khó thở, thở khò khè hoặc thở nhanh.
Đau ngực.
Môi tím tái.
Chảy sệ một bên mặt.
Suy yếu cơ, khó đứng vững.
Đau đầu dữ dội.
Co giật.
Theo Ettoday
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/benh-nhi-sot-cao-phat-ban-co-vet-loet-o-mieng-bac-si-canh-bao-can-benh-nguy-hiem-o-tre-162202412133042637.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.