Tiểu đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Bệnh có thể gây tổn thương mạch máu ở thận, phá hủy bộ lọc ở cầu thận và dẫn đến bệnh thận tiểu đường.
Thống kê cho thấy cứ 10 người bị tiểu đường sẽ có 3 người có vấn đề về thận. Tỉ lệ này có thể cao hơn ở người tiểu đường lâu năm, người cao tuổi, người kiểm soát kém chỉ số đường huyết.
Tại sao bệnh tiểu đường có thể gây suy thận?
Ở người khỏe mạnh, thận đóng vai trò như nhà máy lọc của cơ thể. Máu tuần hoàn đi khắp cơ thể và chảy đến cầu thận. Tại đây, những chất dinh dưỡng tốt được giữ lại. Chất thải sẽ được đưa ra ngoài qua nước tiểu.
Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại làm các mao mạch ở cầu thận bị tổn thương và chít hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi thận.
Cộng thêm lượng đường trong máu cao trên ngưỡng mà thận có thể lọc được cũng khiến thận phải hoạt động quá mức. Các lỗ lọc to dần và làm mất protein qua nước tiểu. Lâu dài sẽ gây tăng huyết áp, phù và cuối cùng là suy thận, khiến người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo, thậm chí thay thận mới có thể duy trì sự sống.
Bệnh thận tiểu đường là một trong số nhiều các biến chứng tiểu đường nguy hiểm dễ dẫn đến suy thận và phải chạy thận nhân tạo suốt đời mà người bệnh phải đối diện. Biến chứng thận do bệnh tiểu đường thường hiện diện cùng với bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.
Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm tổn thương thận do bệnh tiểu đường có ý nghĩa sống còn với tất cả người bệnh.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thận tiểu đường
Xét nghiệm nước tiểu là cách đơn giản, không tốn kém để phát hiện biến chứng thận do tiểu đường sớm nhất. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ truy vết được sự hiện diện sớm nhất của albumin (protein) niệu là microalbumin và creatinin (độ thanh thải của cầu thận) trong nước tiểu
Người bệnh tiểu đường có thể nhận biết biến chứng thận qua một số dấu hiệu sau:
- Nước tiểu đục, sủi bọt như bia, có mùi hôi, tiểu đêm nhiều lần.
- Huyết áp tăng cao không rõ lý do hoặc khó kiểm soát huyết áp hơn trước.
- Người mệt mỏi, xanh xao.
- Phù bàn chân, cẳng chân, phù mặt, tăng cân bất thường.
- Thường xuyên bị tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn, ngứa (do chất độc không được đào thải ra ngoài)
Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh thận tiểu đường nào cũng có triệu chứng cảnh báo từ giai đoạn đầu. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên chủ động tầm soát biến chứng thận hàng năm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Làm sao để bệnh thận tiểu đường không chuyển sang suy thận?
Để cải thiện bệnh thận tiểu đường, ngay từ khi phát hiện bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc hạ đường huyết, bạn cần phối hợp với các giải pháp sau:
Kiểm soát tốt huyết áp
Huyết áp cao làm tăng gánh nặng lên thận, khiến người tiểu đường dễ bị biến chứng thận hơn. Vì vậy, người bệnh cần giữ huyết áp ổn định dưới 130/80 mmHg bằng cách:
- Ăn vừa phải muối. Giảm bớt các thức ăn chứa nhiều muối như: đồ chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích), dưa muối… Không cho quá nhiều gia vị mặn vào món ăn.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp quá cao cần báo cho bác sĩ để được kê đơn thuốc hạ huyết áp phù hợp. Hiện nay thường ưu tiên nhóm statin.
Duy trì lối sống lành mạnh
- Tuân thủ chế độ ăn cho người tiểu đường (50% rau củ quả tươi, 25% tinh bột, 25% thịt nạc, cá, đậu, chất béo…). Nếu bạn có vấn đề về thận, hãy hỏi bác sĩ lượng chất đạm (protein) mà bạn nên ăn hàng ngày. Thường là 0.8 g đạm/kg cân nặng/ngày.
- Tập thể dục 30 phút/ngày, tối thiểu 5 buổi/tuần.
- Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Mạch Môn là thảo dược có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa xơ hóa thận, giảm lượng ure và albumin niệu, nhờ đó giúp ngăn ngừa tổn thương thận do tiểu đường.
Sự phối hợp giữa Mạch môn cùng các thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn trong một sản phẩm còn nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành Nội tiết Đái tháo đường. Vì sự kết hợp này tạo ra cơ chế tác động toàn diện lên cả đường huyết và biến chứng tiểu đường. Trong đó, tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống mạch máu và thần kinh khỏi tác hại của đường huyết cao.
TPBVSK Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường Với sự kết hợp của 4 thảo dược: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn cùng hoạt chất Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường giúp bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, đồng thời ổn định chỉ số đường huyết. Từ đó hỗ trợ phòng và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường. Tìm hiểu thông tin đầy đủ về Hộ Tạng Đường qua bài viết: TPBVSK Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường (*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Theo Lamchame.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.