Người đầu tiên là chị Mã (40 tuổi), sau nhiều năm lao động vất vả, cuối cùng vợ chồng chị cũng đón thành công em bé thứ 2. Chị Mã vẫn luôn quan niệm sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất dành cho con nên rất chăm chỉ cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, mỗi khi cho bé bú, chị đều sờ thấy một cục nhỏ trong ngực, nhưng không hề cảm thấy đau. Chị Mã chỉ đơn giản nghĩ đó là do mình bị tắc tia sữa. 2 tháng sau, u cục trong ngực ngày càng lớn dần, chị Mã bắt đầu cảm thấy lo lắng nên đã đến bệnh viện để khám.
Mỗi khi cho bé bú, chị Mã đều sờ thấy một cục nhỏ trong ngực, chị chỉ đơn giản nghĩ đó là do mình bị tắc tia sữa. (Hình minh họa)
Người mẹ thứ 2 tên là Dương (36 tuổi). Chị vốn là một người rất chăm chỉ làm việc, thích tập thể dục hàng ngày và cũng thường đi kiểm tra thể chất. Tuy nhiên, khi trở lại làm việc sau khi sinh con thứ 2, chị bỗng cảm thấy đau ở ngực. Chị Dương có tra cứu trên internet thì được biết đó là do mình chưa bắt kịp với cường điệu công việc. Nhưng dù đã nghỉ ngơi, các triệu chứng của chị cũng không hề thuyên giảm nên chị quyết định đến viện để thăm khám bác sĩ.
Tại bệnh viện Số 3 thành phố Hàng Châu, bác sĩ Sâm Hải Bình, phó giám đốc phẫu thuật đã thăm hỏi về các triệu chứng bệnh rồi tiến hành kiểm tra siêu âm vú cho 2 bà mẹ. Kết quả là cả 2 đều có một khối u nhỏ ở ngực kèm theo di căn hạch nách, chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn cuối.
Theo Báo cáo thường niên của Cơ quan đăng ký ung thư Trung Quốc năm 2017, bệnh ung thư vú xếp đầu tiên trong tất cả các bệnh ung thư. Bệnh ung thư vú trong giai đoạn mang thai và cho con bú là ung thư vú nguyên phát, đây là khối u ác tính phổ biến nhất trong thai kỳ. Khoảng 25.000 trường hợp ung thư vú liên quan đến mang thai, chiếm 2,6%-6,9% trường hợp ung thư vú dưới 45 tuổi.
Khoảng 25.000 trường hợp ung thư vú liên quan đến mang thai, chiếm 2,6%-6,9% trường hợp ung thư vú dưới 45 tuổi. (Hình minh họa)
Theo bác sĩ Sâm Hải Bình, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú khi phụ nữ cho con bú và mang bầu. Thứ nhất, ung thư vú là một khối u phụ thuộc hormone. Khi phụ nữ mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể ở mức cao, có thể dẫn đến khối u phát triển nhanh. Thứ hai, một số bà mẹ cũng sẽ có những biến động cảm xúc nghiêm trọng sau khi sinh, đặc biệt là với đứa con thứ hai, việc tích lũy cảm xúc tiêu cực đã làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Bác sĩ Sâm Hải Bình tin rằng ngoài lý do sinh con thứ 2 thì nguyên nhân khiến chị em bị ung thư mà không phát hiện ra đó là việc tăng kích thước vú trong thời kỳ cho con bú khiến khối u bị che giấu hoặc ngực bị bỏ bê trong 3 tháng đầu sau sinh.
Trên thực tế, cả 2 bà mẹ trên đều phạm phải sai lầm này, họ đều phát hiện khối u trong ngực nhưng lại chủ quan không đi khám ung thư vú sớm để kịp thời điều trị.
Bác sĩ Sâm Hải Bình nói rằng phụ nữ không nên bỏ qua sức khỏe ngực trong bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi mang thai và cho con bú. Hãy lên kế hoạch đến bác sĩ chuyên khoa vú để kiểm tra toàn diện càng sớm càng tốt trước khi mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú…
Cũng theo bác sĩ, phụ nữ muốn phòng tránh bệnh ung thư vú cần giảm thiểu dùng thuốc có chứa estrogen. Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên, đồ nhiều chất béo, hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, giữ tâm trạng thoải mái, không hút thuốc lá, uống rượu, không mặc áo ngực quá lâu hoặc quá chật… Và đương nhiên, việc kiểm tra vú thường xuyên là điều cần thiết nhất.
Những dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú
- Đau tức ở ngực.
- Có hạch ở dưới nách.
- Núm vú bị tụt vào trong.
- Đau lưng hoặc đau vai gáy.
- Ngực đỏ lên và bị sưng.
- Núm vú có dịch.
Ngoài ra, nếu chị em thấy một số dấu hiệu khác như: Mệt mỏi, giảm sút cân nặng không tìm được nguyên nhân, xanh xao... thì cũng nên cẩn trọng với bệnh ung thư vú. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nên cách tốt nhất là đi kiểm tra sức khỏe để có phương án can thiệp kịp thời.
Theo QQ
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.