Mới đây, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng tải trên kênh Youtube cá nhân đoạn video chia sẻ những cách để đối phó với nạn bắt nạt trên mạng xã hội.
Mỗi sáng khi đọc bình luận chửi bới trên mạng xã hội, tôi chỉ mỉm cười, chặn người đó, xóa bình luận
Thống kê cho thấy là vào năm 2017, 41% người dân Mỹ khẳng định họ từng bị bắt nạt trên mạng. Tỷ lệ phụ nữ bị nhiều hơn gấp mấy lần đàn ông, nhất là phụ nữ từ 18-25 tuổi. Càng là những người phụ nữ thì họ lại càng không dám lên tiếng vì lên tiếng thì lại bị chửi thêm.
Cách để tôi có thể giữ vững được tinh thần mình, thứ nhất là, tôi nghĩ những người viết những câu chửi bới, chưa chắc những người bị chửi đã đọc được, nhưng bản thân người viết phải ngồi nghĩ, đánh máy, để cho tinh thần của họ bị vẩn đục, sẽ đưa tới sự lão hóa, bệnh tật, stress cho người đó.
Thứ hai, gần đây tôi có đọc được một cuốn sách nói về vấn đề phúc đức. Những người tu hành hay thiền lên cao, họ nói rằng họ có thể mở được thiên nhãn (con mắt thứ ba). Khi mở được con mắt đó, họ có thể thấy được năng lượng xung quanh mỗi người.
Khi có hai người gây lộn, họ nói họ thấy rõ xung quanh người mình có một cái chất màu trắng, gọi là cái "đức" và chất màu đen gọi là "nghiệp".
Họ nói rằng "đức" là cái duy nhất có thể mang theo từ kiếp này tới kiếp khác. Khi một người chửi người khác một câu, phần trắng của người đó bay sang người bị chửi, khi đánh nhau thì phần trắng của người đánh tỏa sang người bị đánh.
Nếu người bị đánh im lặng, nhẫn nhịn bước đi thì cái đức sẽ thêm vào họ nhiều hơn.
Khi tôi đọc cái đó, tôi nghĩ rằng những người chửi mình có nghĩa là mình đang nhận được cái đức của họ sao? Vì thế, nếu tôi ngồi đây nhẫn nhịn, không nói gì thì mình được cái đức đó hay sao?
Tôi không chứng minh được điều đó, nhưng tôi tin điều đó vì nó khiến tôi hạnh phúc hơn. Vì đằng nào tôi cũng không chửi lại người ta được, nên tôi cứ tin như vậy đi.
Tôi tin như vậy nên mỗi sáng khi đọc bình luận chửi bới trên mạng xã hội, tôi chỉ mỉm cười, chặn người đó, xóa bình luận. Đấy là tâm lý để tôi vượt qua sự bắt nạt trên mạng.
Tôi biết trong thâm sâu, quý vị không phải là người độc ác như những gì tôi đọc được
Nói như vậy cũng không có nghĩa là chúng ta nên chửi bới, hùa theo đám đông để trù dập, chà đạp khiến người khác mất công ăn việc làm, không còn chỗ nương tựa trong xã hội này.
Tôi nghĩ rằng không ai nên làm như vậy vì tất cả những người quý vị gặp qua internet, không phải người trực tiếp làm hại đến quý vị. Nếu người ra không trực tiếp làm hại đến mình thì mình có nên ghét họ, chửi bới, dồn ép để họ tự tử không?
Tôi hy vọng những người nói lời cay độc chỉ là họ nói ra trong phút nóng giận mà thôi. Tôi cũng mong là trước khi viết một câu chửi bới gì, chúng ta hãy dừng lại 10-20 giây để nghĩ rằng người quý vị sắp chửi cũng là một con người, cũng có gia đình y như chúng ta, và nếu chúng ta là người bị chửi như vậy thì sẽ ra sao?
Năm kia, con của tôi mới 18,19 tuổi, đi về với 2 người bạn bên Anh thì có một em trai cao, mạnh mẽ, thông minh, tràn trề sức sống. 3 đứa ở nhà tôi hồi tháng 7 rồi về lại bên Anh học.
Đến tháng 11, tôi nhận được tin là em đó đã tự tử, không phải tự tử vì bị bắt nạt trên mạng mà tự tử vì gây lộn với bạn gái, hai người chia tay. Em này ở nhà được bố mẹ thương, mới chia tay bạn gái thôi đã chọn tự tử.
Những đứa trẻ có tinh thần bé nhỏ, vì thế chúng ta là người lớn phải noi gương làm những điều tốt, nên bênh vực người bị chửi thay vì hùa vào chửi theo.
Tôi biết trong thâm sâu, quý vị không phải là người độc ác như những gì tôi đọc được và tôi hy vọng, quý vị đừng để cái ác của mình thắng cái thiện.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.