Bị lừa tiêm silicon lỏng đội mác filler, cô gái trẻ gặp biến chứng kinh hoàng, phải nạo vét khuôn mặt: Cảnh báo quan trọng chị em phải biết khi làm đẹp

Mới đây, trong hội chị em chuyên chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, một cô gái trẻ khiến mọi người vô cùng sốc với dòng chia sẻ kèm những hình ảnh khuôn mặt bị nạo vét silicon.

Tiêm filler để trẻ hóa khuôn mặt, cô gái trẻ sốc nặng khi bị lừa, gặp biến chứng do silicon dạng lỏng

Mới đây, trong hội chị em chuyên chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, một cô gái trẻ khiến mọi người vô cùng sốc với dòng chia sẻ kèm những hình ảnh khuôn mặt bị "nạo vét" silicon. Lời đầu tiên khi đưa chia sẻ lên, cô gái đặc biệt nhấn mạnh: "Mình post bài này lên để mọi người phòng tránh, những ai đã từng như mình, nếu có làm đẹp hãy chọn nơi uy tín để làm".

Có khuôn mặt bị “đào bới” do tiêm silicon lỏng đội mác filler, cô gái trẻ cảnh báo chị em tránh mắc phải điều quan trọng khi làm đẹp - Ảnh 1.

Mới đây, trong hội chị em chuyên chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, một cô gái trẻ khiến mọi người vô cùng sốc với dòng chia sẻ kèm những hình ảnh khuôn mặt bị "nạo vét" silicon.

Theo đó, cô gái có tên tài khoản N.L chia sẻ, năm 2017, được bạn bè giới thiệu, cô bị lừa tiêm silicon dạng lỏng vào mặt nhưng không hề hay biết. Tiêm được mấy tháng, mặt của cô bắt đầu phù ra. Sau khi tìm hiểu và nhận ra tiêm filler sẽ không giữ lại lâu trên cơ thể, cô quyết định đi tiêm tan filler. Éo le thay, chỉ một tháng sau, khuôn mặt cô lại sưng vù như cũ. Cô không hề hay biết việc tiêm lần 2 chỉ có tác dụng tan lớp mỡ dưới mô bởi mình bị lừa tiêm silicon lỏng thì không thể tan hết được.

"Lúc đó hoang mang lắm, mình tìm đến bác sĩ có chụp chiếu thì mặt toàn silicon vón cục. Bác sĩ không dám lấy, khuyên nên để thêm mấy năm nữa vì nếu lấy bây giờ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ", lúc này N.L mới nhận ra mình bị tiêm silicon lỏng vào mặt.

Từ trải nghiệm khuôn mặt bị đào bới do tiêm chất này đội mác filler, cô gái trẻ cảnh báo chị em tránh mắc phải điều quan trọng khi làm đẹp - Ảnh 2.

Hình ảnh silicon vón cục được lấy ra khỏi khuôn mặt của cô gái trẻ.

Đến năm 2019, cô nhận ra thỉnh thoảng mình bị đau nhức vùng mặt, mụn lên chi chít, hay bị đỏ ở vùng má (N.L tiêm vào cả vùng má và môi). Tháng 2/2020, tình trạng khuôn mặt trở nên tồi tệ hơn, cô quyết định tìm đến bác sĩ (qua bạn bè giới thiệu) và được đồng ý phẫu thuật nạo bỏ silicon trên mặt với chi phí khá cao. Phải đến lúc này tình trạng sức khỏe của cô mới khá lên.

"Nếu ai đã tiêm chất làm đầy vào mặt như mình, có triệu chứng như mình thì mình khuyến cáo các bạn nên đi khám bác sĩ để còn điều trị sớm, nhất là ở vùng mặt. Nơi này có rất nhiều dây thần kinh, để càng lâu càng nguy hiểm còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì là mặt tiền, trong khi chất này để lâu năm trong mặt thực sự rất nguy hiểm. Đã có nhiều bài chia sẻ về vấn đề này, ban đầu mặt sẽ đỏ, mọc mụn nhưng lâu dần có khả năng bị hoại tử... thực sự rất đáng sợ", N.L chia sẻ.

Từ trải nghiệm khuôn mặt bị đào bới do tiêm chất này đội mác filler, cô gái trẻ cảnh báo chị em tránh mắc phải điều quan trọng khi làm đẹp - Ảnh 3.

Khuôn mặt cô gái trẻ trong quá trình phục hồi sau khi nạo vét silicon.

Có thể nói, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ nói chung nhưng làm đẹp như thế nào, ở đâu, có tìm hiểu kỹ càng trước khi làm hay không... thì vẫn luôn là câu chuyện chưa bao giờ hết bàn cãi. Nhất là làm đẹp trực tiếp trên gương mặt. Trong trường hợp của cô gái này, làm đẹp đâu không thấy, rốt cuộc chỉ khiến tiền mất tật mang, khuôn mặt bị tiêm silicon lỏng bị bới tung lên khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Có thể gặp biến chứng kinh hoàng khi tiêm silicon lỏng vào bất cứ đâu trên cơ thể: Lời khuyến cáo của chuyên gia

TS Nguyễn Huy Thọ (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, silicon lỏng được sử dụng khá phổ biến tại những cơ sở spa không được chứng nhận, là "đồ nghề" không thể thiếu của những người làm phẫu thuật thẩm mỹ dạo. Đặc biệt, silicon lỏng còn được đeo mác mỡ nhân tạo, chất làm đầy mô… khiến người làm yên tâm hơn hẳn nhưng hậu quả để lại thật khó lường.

Chưa kể, silicon lỏng hiện nay được bày bán tràn lan ngoài thị trường với giá cực rẻ nên không thiếu người tự mua về, tự tiêm vào cơ thể để làm đẹp mà không hay lường trước những hậu quả.

"Không thể khẳng định 100% người dùng silicon lỏng đều gặp tai biến, biến chứng nhưng chắc chắn tỷ lệ biến chứng rất cao. Những tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi tiêm silicon lỏng là đỏ da, mưng mủ do bội nhiễm, nếu tiêm vào mạch có thể gây tắc mạch và hoại tử", chuyên gia khẳng định.

Từ trải nghiệm khuôn mặt bị đào bới do tiêm chất này đội mác filler, cô gái trẻ cảnh báo chị em tránh mắc phải điều quan trọng khi làm đẹp - Ảnh 5.
 

Theo TS Nguyễn Huy Thọ, biến chứng do tiêm silicon lỏng không chỉ xảy ra trong ngày một ngày hai mà 3-6 tháng sau đó, thậm chí là nhiều năm sau, bệnh nhân vẫn có thể bị phát bệnh với những biểu hiện như da bị kích ứng, đỏ, dày bì, cứng, nổi gồ, u cục, lở loét, biến dạng tổ chức, nhiều khi còn gây bục từng vùng và chảy nước do tác động trực tiếp của silicon ngấm vào tổ chức cơ thể.

Chuyên gia khẳng định, khi gặp biến chứng do tiêm silicon vào cơ thể rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn loại chất này ra ngoài bằng cách rạch, nạo vét vì đặc tính lan tỏa khắp nơi. Nếu gặp biến chứng, bệnh nhân phải cắt rộng tổ chức, khoét bỏ, sau đó được tạo hình lại nhưng không thể đẹp và cũng không phục hồi chức năng cho bộ phận đó được.

Chuyên gia khuyên, chị em nếu thấy cơ thể mình còn khiếm khuyết, muốn làm đẹp bất cứ khu vực nào trên cơ thể thì cũng không được tự ý dùng silicon lỏng cũng như nghe lời spa, cơ sở làm đẹp chưa được cấp phép. Tốt nhất là nên đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình để được các bác sĩ có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm tư vấn và thực hiện, tránh những biến chứng không mong muốn.

 

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang