Biến chủng SARS-CoV-2 khiến bệnh nhân người Nhật tử vong ở Việt Nam có nguy hiểm?

Do virus SARS-CoV-2 có cấu trúc gene (RNA) nên dễ xảy ra biến đổi gene trong quá trình sao chép.

Biến chủng SARS-CoV-2 khiến bệnh nhân người Nhật tử vong ở Việt Nam có nguy hiểm? - Ảnh 1.

Liên quan tới trường hợp bệnh nhân 2229 người Nhật được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn vào khoảng 19h ngày 13/2 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau khi giải trình tự gene của virus bệnh nhân nhiễm biến thể 20C của virus SARS-CoV-2.

Đây là biến thể thứ 5 của virus này ghi nhận tại Việt Nam. Biến chủng virus này lưu hành chủ yếu tại Hàn Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Đài Loan...

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, biến thể SARS-CoV-2 nhóm 20C tốc độ lây lan không nhanh như biến thể virus tại Anh. Cho đến nay, cũng chưa ghi nhận mức độ bệnh nặng khi nhiễm chủng virus này.

Virus gây dịch Covid-19 là một loại virus Corona SARS-CoV-2 một họ lớn. Virus SARS-CoV-2 có cấu trúc gene (RNA) nên dễ xảy ra biến đổi gene trong quá trình sao chép.

Biến chủng SARS-CoV-2 khiến bệnh nhân người Nhật tử vong ở Việt Nam có nguy hiểm? - Ảnh 2.

Nhiều người mắc bệnh biến chủng sẽ xảy ra tần suất dày

"Khả năng RNA tự kiểm tra khi sao chép rất kém, không thể trở lại bình thường nên các đột biến xy ra rất lộn xộn. Khi lây truyền từ người này sang người khác thường xảy ra các lỗi nhỏ và có thể tạo nên một sự biến đổi.

Khi càng nhiều ca nhiễm bệnh vì virus SARS-CoV-2 thì nó sẽ biến đổi nhiều lần và các biến đổi này kết hợp với nhau tạo ra một vỏ bọc mới để lẩn tránh các kháng thể miễn dịch", PGS. Huy Nga nói.

Theo PGS. Huy Nga hiện nay các nhà nghiên cứu đang đưa ra giả thiết các biến chủng virus có thể kết hợp với nhau để tạo ra một chủng lây lan nhanh và tăng mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là phỏng đoán. Cách tốt nhất để ngăn biến chủng của virus là sớm có nhiều người được tiêm vắc xin.

"Độ phủ tiêm vắc xin càng rộng, ít người mắc bệnh thì virus ít có cơ hội biến đổi. Do vắc xin có vai trò đào tạo hệ thống miễn dịch cơ thể để phát hiện các kháng nguyên trên bề mặt của virus SARS-CoV-2, đặc biệt nó nhằm vào mục tiêu là protein bề mặt làm tăng đột biến và kết quả là ngăn chặn được sự tiến hóa của virus", PGS. Huy Nga nói.

PGS. Huy Nga cho biết thêm, hiện nay, nhiều biến thể của SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới và nó xuất hiện thêm những khả năng như:

- Khả năng lây lan nhanh hơn ở người.

- Khả năng gây bệnh nhẹ hơn hoặc nặng hơn ở người.

- Khả năng lẩn tránh phát hiện bởi các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu.

- Khả năng tránh miễn dịch tự nhiên hoặc do vắc xin tạo ra.

Trong các khả năng trên của biến chủng virus thì việc lẩn tránh miễn dịch do vắc-xin tạo ra là mối lo ngại nhất.

Bệnh nhân người Nhật nói trên mang số hiệu BN 2229, nam, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia Công ty TNHH Mitsui Việt Nam. Bệnh nhân nhập cảnh ngày 17/1 tại sân bay Tân Sơn Nhất, cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM, từ 17 đến 31/1, kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với nCoV vào các ngày 17 và 31/1.

Ngày 1/2, ông bay ra Hà Nội và trú tại một khách sạn ở quận Tây Hồ. Từ ngày 1/2 đến 13/2, ông đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty. Khoảng 19h ngày 13/2, ông được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2 dương tính với SARS-CoV-2.

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/bien-chung-sars-cov-2-khien-benh-nhan-nguoi-nhat-tu-vong-o-viet-nam-co-nguy-hiem-161212402181436383.htm

 

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang