Biến thể kép B1.617: Nguồn cơn khiến Ấn Độ thất thủ trước làn sóng COVID-19 thứ 2?

Khi dịch COVID-19 đang hoành hành dữ dội tại Ấn Độ, người ta đang đi truy tìm và lý giải các nguyên nhân để dập dịch, trong đó có loại biến thể kép mang ký hiệu B1.617.

Biến thể B1.617 này bị nghi ngờ chứa những đột biến tạo khả năng lây nhiễm cao hơn, đồng thời cũng trở nên "thông minh hơn" để kháng được các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay.

"Cơn sóng dữ" đại dịch lần này ập tới Ấn Độ khoảng từ giữa tháng 3 với sự gia tăng đột biến các ca nhiễm và phải nhập viện điều trị. Trong đó, bang Maharashtra ở miền Trung Ấn Độ ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ nhất các ca nhiễm mới, con số tử vong tăng hơn 200%. Đây chính là bang mà loại biến thể kép B1.617 lần đầu tiên được phát hiện vào khoảng tháng 10/2020.

Biến thể kép B1.617: Nguồn cơn khiến Ấn Độ thất thủ trước làn sóng COVID-19 thứ 2? - Ảnh 1.

Số ca nhiễm và tử vong tăng cao trong đợt bùng phát dịch thứ 2 tại Ấn Độ (Ảnh: AP)

Bác sỹ Jitendra Oswal, Phó Giám đốc bệnh viện Bharati, bang Maharashtra, cho biết: "Đột nhiên chúng tôi phải tiếp nhận sự gia tăng đột biến các ca nhiễm có triệu chứng nặng. Trong đó, có nhiều người trẻ. 25% số bệnh nhân cần điều trị tích cực tại bệnh viện chúng tôi là nhóm người từ 30 - 50 tuổi. Ngoài ra, số lượng trẻ em bị lây nhiễm cũng tăng đáng kể. Khoảng 60.000 - 70.000 trẻ em đã bị nhiễm COVID trong đợt dịch lần này chỉ riêng tại bang Maharashtra, trong đó 50% là ở độ tuổi thiếu niên".

B1.617 được gọi là biến thể kép bởi nó cùng lúc mang 2 đột biến từng được ghi nhận trước đây tại California và ở Nam Phi - Brazil. Các đột biến làm thay đổi những protein gai, dẫn đến lo ngại chúng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm hoặc chống lại phần nào sự bảo vệ của kháng thể hay vaccine.

Biến thể kép B1.617: Nguồn cơn khiến Ấn Độ thất thủ trước làn sóng COVID-19 thứ 2? - Ảnh 2.

Biến thể kép B1.617 cùng lúc mang 2 đột biến (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, còn quá sớm để có thể kết luận, biến thể kép B1.617 là nguyên nhân khiến đợt dịch tại Ấn Độ hoành hành đến như vậy. Đặc biệt, nếu biến thể có sức lây lan mạnh mẽ, vì sao nó được phát hiện từ tháng 10/2020 nhưng đến giữa tháng 3/2021 mới bùng phát?

Việc phát hiện các biến thể mang đột biến kép từ 6 tháng trước khi đợt dịch lần này bùng phát tại Ấn Độ khiến giới y tế cho rằng, ngay cả khi có mối liên hệ giữa loại đột biến này và sự gia tăng số ca nhiễm, cũng không thể phủ nhận một thực tế chính tâm lý thờ ơ của nhiều người với đại dịch, vội nghĩ đại dịch đã qua để bỏ khẩu trang tụ tập hay hội hè… phải chịu trách nhiệm cho làn sóng dịch đang hoành hành hiện nay.

Biến thể kép B1.617: Nguồn cơn khiến Ấn Độ thất thủ trước làn sóng COVID-19 thứ 2? - Ảnh 3.

Biến thể kép bị nghi ngờ chứa những đột biến tạo khả năng lây nhiễm cao hơn (Ảnh: AP)

Việt Nam đã và đang có sự chuẩn bị khẩn trương trước những thông tin rất đáng lo ngại từ biến thể virus tại Ấn Độ. Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu xét nghiệm với một số trường hợp mắc COVID-19 từ Ấn Độ nhập cảnh vào Việt Nam và kết quả sẽ có trong vài ngày tới. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, biến thể này có tốc độ lây lan nhanh, nhưng về độc lực vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Từ khi xuất hiện, virus SARS-CoV-2 đã nhiều lần biến đổi. Các biến chủng mới có đặc tính như độc lực mạnh hơn hoặc lây lan nhanh hơn. Tới nay, 2 loại biến thể được phát hiện ở Anh và ở Nam Phi là phổ biến nhất trong các ca bệnh trên thế giới.

Biến thể kép B1.617: Nguồn cơn khiến Ấn Độ thất thủ trước làn sóng COVID-19 thứ 2? - Ảnh 4.

Còn quá sớm để có thể kết luận, biến thể kép B1.617 là nguyên nhân khiến dịch bệnh tại Ấn Độ nghiêm trọng như vậy (Ảnh: AP)

Hiện nay, có 2 biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới nhiều nhất ngoài chủng virus gốc xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Biến thể ở Anh (có tên là B.1.1.7) đã xuất hiện ở 50 nước và vùng lãnh thổ và được cho là đang tiếp tục biến đổi. Biến thể ở Nam Phi (có tên là B.1.351) đã xuất hiện ở 20 nước. Các biến thể này lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn các biến thể khác, điều này dẫn đến số ca nhiễm mới COVID-19 tăng nhanh.

Cho đến nay, kết quả nghiên cứu đều cho thấy, các loại vaccine COVID-19 hiện hành đều có thể ngừa được những biến thể này. Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt và tăng cường biện pháp phòng dịch như tiêm chủng, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, rửa tay là điều cần thiết để hạn chế sự lây lan của virus.

 

Theo kenh14.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

1 thỏi vàng bao nhiêu chỉ?

(lamchame.vn) - Thỏi vàng là vàng nguyên chất (hàm lượng vàng từ 99,5% trở lên) dạng khối hoặc thanh, thường dùng cho mục đích dự trữ hoặc giao dịch tiền...

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang