Biết bố phá sản, gia đình nghèo rớt mồng tơi, con trai lẳng lặng vào phòng cầm ra một thứ: Cả nhà nhìn xong không thốt nên lời

Nếu cha mẹ hướng dẫn con tiết kiệm tiền bạc từ sớm sẽ giúp hình thành thói quen quản lý tài chính tốt.

Anh Trương (Trung Quốc) hiện là ông chủ của một doanh nghiệp tư nhân. Trước đây, anh Trương làm trong công ty nhà nước, công việc ổn định, ít áp lực nhưng thu nhập không cao. Anh muốn kinh tế gia đình phát triển nên chuyển ra ngoài kinh doanh. Những năm đầu, công việc rất khó khăn, áp lực. Nhưng nhờ chăm chỉ nên sau một thời gian ngắn, anh đã có sự nghiệp ổn định.

Anh Trương có một cậu con trai. Ngay từ khi con còn nhỏ, anh đã dạy cậu bé cách quản lý tài chính. Khi con chưa nhận thức được về tiền bạc, hai vợ chồng anh giữ giúp con số tiền được lì xì dịp Tết, tiền thưởng từ người thân hay phần thưởng nhà trường trao tặng.

Cha phá sản, con trai 8 tuổi lẳng lặng dốc ống heo, nhìn số tiền mà hốt hoảng và mẹ làm một việc cực đáng ngợi khen - Ảnh 1.

Khi con còn nhỏ, anh Trương đã hướng dẫn con tiết kiệm tiền bạc.

Khi con bước vào lớp 1, anh Trương giao cho con một chiếc túi nhỏ để đựng số tiền đó. Thậm chí, anh còn dùng chỉ để khâu miệng túi, giúp con hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm tiền bạc.

Dưới sự giáo dục của cha mẹ, con trai anh Trương trở nên tự giác hơn. Ngay cả khi cha mẹ không thúc giục, nhắc nhở, cậu bé cũng tự bỏ tiền có được vào chiếc túi đó. Mấy năm trôi qua, vợ chồng anh không còn quan tâm nhiều đến khoản tiền của con.

Vào năm ngoái, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến công ty anh Trương rơi vào khủng hoảng. Tình hình ngày càng tồi tệ, cuối cùng anh tuyên bố phá sản. Nhìn cha mẹ ở nhà cả ngày, tâm trạng buồn phiền, mặt mày cau có, cậu con trai rất thương mà không biết làm cách nào giúp đỡ. 

Một hôm, nghe tin cha mẹ bàn về kế hoạch khởi nghiệp, chuẩn bị mở công ty mới, cậu bé đã loé lên một ý tưởng. Cậu con trai lớp 3 của anh Trương lẳng lặng vào phòng, lấy ra chiếc túi nhỏ. Cậu bé nghiêm túc nói rằng: "Đây là thứ suốt mấy năm qua con trân trọng. Giờ cha mẹ cần dùng tới nó, con giao lại cho cha mẹ".

Cha phá sản, con trai 8 tuổi lẳng lặng dốc ống heo, nhìn số tiền mà hốt hoảng và mẹ làm một việc cực đáng ngợi khen - Ảnh 2.

Cậu con trai đưa toàn bộ số tiền mình tiết kiệm được cho cha mẹ lúc khó khăn.

Vợ chồng anh Trương mở chiếc túi ra, bên trong là vô vàn những phong bao lớn nhỏ, vẫn còn nguyên vẹn. Tổng số tiền là 120.000 Nhân Dân Tệ, tương ứng với 430 triệu đồng Việt Nam. Lúc này, hai vợ chồng không giữ nổi bình tĩnh, họ xúc động không nói nên lời. Thật không ngờ một cậu bé 8 tuổi lại có thể tiết kiệm được nhiều tiền như vậy.

Số tiền quá lớn, có thể giúp hai vợ chồng trong tình huống khẩn thiết. Nhưng sau một hồi suy đi tính lại, họ quyết định không dùng đến tiền của con. Trong mắt vợ chồng anh Trương, thành ý tốt của con là quá đủ rồi. Vợ anh quyết định mở một tài khoản để giúp việc học của con sau này. Hai vợ chồng nhìn nhau, mắt hoe hoe đỏ và thầm nhủ rằng mình đã nuôi dạy con thành công!

Cha mẹ cần hướng dẫn con khái niệm tiền bạc

1. Dạy con chi tiêu đúng mực

Ngày nay, do kinh tế phát triển, cha mẹ có xu hướng đáp ứng mọi yêu cần của con. Họ chiều chuộng con quá mức, con đòi gì cũng mua. Thậm chí, nhiều người không nhìn giá thành khi mua đồ, miễn là món đồ đó con thích.

Cha phá sản, con trai 8 tuổi lẳng lặng dốc ống heo, nhìn số tiền mà hốt hoảng và mẹ làm một việc cực đáng ngợi khen - Ảnh 3.

Việc sẵn sàng mua đồ đắt tiền, không mang lại nhiều ích lợi là đang làm hư những đứa trẻ.

Tuy nhiên, đây là hành động xấu, hình thành thói quen tiêu xài phung phí trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con cách chi tiêu, không nên chạy theo lối sống xa hoa.

Cha mẹ hãy dạy con phân biệt giữa những điều "con cần" và điều "con muốn". Chỉ nên mua đồ dùng cần thiết, mang lại ích lợi cho trẻ. Không nên chi tiền mua món đồ chơi theo trào lưu, có giá thành đắt đỏ. Bởi việc này vừa tốn kém lại đang làm hư con. 

2. Hướng dẫn trẻ tiết kiệm tiền

Ngày nay, những đứa trẻ thường nhận được nhiều khoản tiền trong một năm như: Tiền lì xì ngày Tết, tiền người thân cho,… Đối với số tiền ấy, cha mẹ có thể cho con quyền kiểm soát nhưng phải hướng dẫn cách tiết kiệm.

Cha phá sản, con trai 8 tuổi lẳng lặng dốc ống heo, nhìn số tiền mà hốt hoảng và mẹ làm một việc cực đáng ngợi khen - Ảnh 4.

Bỏ ống heo là cách giáo dục con tiết kiệm tiền bạc.

Chẳng hạn, cha mẹ có thể trì hoãn những đòi hỏi, khao khát của con trước một món đồ nào đó. Hãy dạy con dùng tiền phục vụ mục tiêu đem lại lợi ích lớn hơn. Ví dụ, hãy rằng cần tiết kiệm tiền để có thể sở hữu những thiết bị giá trị cao, phục vụ cho học tập như: Laptop, tai nghe, máy ảnh,… Như vậy, trẻ vừa hình thành thói quen tiết kiệm một cách tự nhiên, vừa có món đồ yêu thích từ tiền của chính mình.

3. Dạy con tích cực kiếm tiền

Để trẻ có quan niệm đúng đắn về tiền, cha mẹ không chỉ dạy con cách giữ tiền mà còn cần dạy cách kiếm tiền chính đáng. Hãy dạy con kiếm tiền bằng hành động hằng ngày như: Giảm chi tiêu, làm việc nhà để được thưởng, tích luỹ chai lọ nhựa và sách vở cũ bán lấy tiền,… Nếu được hướng dẫn sớm, đứa trẻ khi lớn lên sẽ có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.

Tóm lại, cha mẹ nên giúp con cái hiểu sâu sắc về tiền bạc. Đây là một trong những cách giúp con thành công.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/biet-bo-pha-san-gia-dinh-ngheo-rot-mong-toi-con-trai-lang-lang-vao-phong-cam-ra-mot-thu-ca-nha-nhin-xong-khong-thot-nen-loi-162223101132733130.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang