Bộ phim ghi lại cuộc đời 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng

Đồng cảm không phải là một từ sử dụng đúng đắn nhất. Tôn trọng sự lựa chọn của họ mới là công tâm nhất.

Mỗi người sinh ra trên đời này không ai có thể quyết định được nơi mình sinh ra. Có người thì lớn lên trong vinh hoa phú quý, còn có người thì loay hoay chật vật để có cái ăn cái mặc. Thế nhưng, xuất phát điểm thấp kém không đồng nghĩa với cuộc đời về sau sẽ mãi tăm tối như vậy.

Cơ hội đến thì hãy nắm lấy, nhưng chờ mãi không có thì hãy tự tạo nên. Nỗ lực là một điều thiết yếu để chúng ta chạm vào những điều không thể trong cuộc đời.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 1.

"Xuất lộ" (tạm dịch: Hành trình vào đời) là thước phim chân thực dõi theo ba nhân vật chính đại diện cho ba tầng lớp xã hội khác nhau ở Trung Quốc. 

Bộ phim tài liệu được đạo diễn Trịnh Quỳnh ghi lại thời gian 6 năm trưởng thành của ba đứa trẻ, không có phối nhạc, lồng tiếng hay dàn dựng, chỉ là một góc nhìn khách quan nói lại câu chuyện của ba nhân vật chính.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 2.

Nhân vật thứ nhất: Mã Bách Quyên 

Cô bé 12 tuổi đến từ vùng nông thôn ở Cam Túc tên Mã Bách Quyên không thể nói thạo tiếng phổ thông, chỉ có thể bập bẹ đọc từng câu từng chữ trong sách giáo khoa mà thôi.

Mỗi ngày, cô bé đều mặc một bộ đồ giống nhau, phụ giúp cha mẹ cho heo ăn, nấu cơm và làm nông.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 3.

Trường học của cô bé chỉ có 2 giáo viên và 5 học sinh. Mỗi ngày, Mã Bách Quyên phải đi bộ hơn mười mấy kilomet đường núi để đến trường học tập.

Ước mơ của cô là có thể lên học đại học ở Bắc Kinh, mỗi tháng có thể kiếm được 1000 NDT (hơn 3,5 triệu VND) và mua mỳ cho gia đình.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 4.

Thước phim quay đến thời điểm Mã Bách Quyên được 16 tuổi thì bố của cô bé yêu cầu đội ngũ sản xuất chi trả 20.000 NDT (hơn 71 triệu đồng), nếu không thì sẽ không cho quay tiếp.

Giai đoạn đó, Mã Bách Quyên đã nghỉ học, vì tuổi còn nhỏ nên không ai đồng ý thuê cô bé làm việc. Thế nên người bố đã gả con gái mình cho một người quen.

Ông cho rằng, con gái gả đi cho người ta thì chỉ cần sống nhờ chồng thôi. Đó chính là một "xuất lộ".

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 5.

Cảnh quay cuối cùng của Mã Bách Quyên ghi lại hình ảnh cô bé đang đứng dựa vào tường nói chuyện cùng với những thai phụ trạc tuổi. 

Khoảnh khắc ấy như thể nhìn thấy được cả cuộc đời về sau của cô bé vậy, một cuộc đời sống hệt những thai phụ trẻ tuổi trong thôn kia. Cô bé sẽ không thể nào đến được Bắc Kinh và cũng không thể nào có được cảm giác đi làm kiếm tiền hơn 1000 NDT/tháng như mình hằng mong muốn.

Nhân vật thứ hai: Từ Giai

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 6.

Cậu thiếu niên 19 tuổi tên Từ Giai, học ở nông thôn Hồ Bắc. Đây là năm thứ ba thi lại đại học, mỗi ngày đều thức sớm về trễ như bao bạn học sinh cấp ba khác.

Bố của Từ Giai qua đời trong một vụ tai nạn xe. Mẹ một mình nuôi lớn cậu nên người. Vì lời thề với bố rằng nhất định thi vào đại học nên trong cậu lúc nào cũng có áp lực rất lớn.

Qua ba lần thi lại, Từ Giai cuối cùng cũng thi được một trường đại học tuyến hai. Nhưng đến lúc gần tốt nghiệp tìm việc làm thì với một sinh viên chưa có kinh nghiệm như Từ Giai quả là một chuyện vô cùng khó khăn.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 7.

Đạo diễn Trịnh Quỳnh chia sẻ: Có một cảnh quay Từ Giai đã tốn 300 NDT (hơn 1 triệu VND) để mua một bộ đồ Tây đi phỏng vấn xin việc. Hình ảnh cậu đứng trước trạm xe buýt với ánh mắt mông lung lạc lối đã khiến vị đạo diễn rơi lệ.

Từ Giai đại diện cho lớp người trẻ xuất thân từ gia đình bình thường, chỉ có thể dựa vào việc học đại học lấy năng lực để thay đổi số phận. Cho dù có khó khăn muôn trùng phía trước, cậu cũng phải tự điều chỉnh tâm trạng của bản thân để chiến đấu tiếp, vì đây là con đường duy nhất dành cho cậu.

Về sau, Từ Giai đã được nhận vào một công ty điện lực. Ba năm sau khi tốt nghiệp, cậu đã nên gia lập thất với người bạn gái thời đại học. Tất cả dường như đang tiến dần về phía trước và cuộc đời cậu cũng như vậy.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 8.

Nếu như thước phim vẫn có thể quay cho đến lúc Từ Giai già đi thì có lẽ sẽ là một cuộc đời như sau:

Sau khi kết hôn và sinh con, trọng trách tiếp theo của Từ Giai là xây dựng tổ ấm và nuôi dạy con cái. Mỗi ngày cậu phải chăm chỉ làm việc, không dám đổ bệnh cũng không dám nghỉ phép. 

Cậu sẽ đăng ký cho con trẻ nhiều lớp học phụ đạo vì cậu biết chỉ có con đường học tập mới có thể thay đổi vận mệnh. Đến khi con cái đã trưởng thành, cậu sẽ được thoải mái một chút. Đến khi ôm được cháu nhỏ trên tay, cậu sẽ nghĩ: Cuộc đời của mình như vậy cũng tốt lắm rồi.

Nhân vật thứ ba: Hàm Hàn

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 9.

Cô gái 17 tuổi tên Hàm Hàn đến từ Bắc Kinh. Nếu như đem ra so sánh với Mã Bách Quyên và Từ Giai thì Hàm Hàn chính xác là một quý tộc giàu có thực thụ.

Cô được lớn lên với điều kiện giáo dục tốt nhất, có cuộc sống đủ đầy nhất. Thế nhưng cô lại cảm thấy cuộc sống này quá nhàm chán nên cô đã quyết định nghỉ học.

Sau khi nghỉ học, cô đã dùng tiền của bố mẹ mở một quán cafe, nhưng sau đó làm ăn không hiệu quả nên đóng cửa. Sau đó, cô đi du học ở Đức. Vì mẹ bảo cô có thiên phú nghệ thuật nên cô đã thi vào Học viện nghệ thuật theo lời của mẹ.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 10.

Ở Đức được vài năm, cô trở về nước vì cho rằng bản thân đã tiếp nhận đủ điều kiện phát triển ở Đức và không còn gì thú vị.

Vì để cuộc sống không trải qua quá nhạt nhẽo, đồng thời cũng không muốn "giậm chân tại chỗ" ở Bắc Kinh, cô đã chuyển đến làm công tác ở một cơ sở nghệ thuật tại Thượng Hải.

Sau đó, cô đã thành lập công ty riêng.

Thế nhưng, Hàm Hàn vẫn cảm thấy cuộc đời này quá mức vô vị, chưa tìm thấy điều gì thật sự ý nghĩa cho bản thân.

Phim tài liệu Trung Quốc ghi lại hình ảnh 3 đứa trẻ đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, bóc trần hiện thực phũ phàng - Ảnh 11.

Cô nói rằng: "Tôi chưa bao giờ nghĩ về ngày tháng mai sau, chỉ cần không đói chết là được, mà làm gì có người chết vì đói đâu. Tôi sẽ không lựa chọn gia đình, chỉ cảm thấy cái gì tốt thì chọn thôi. Tự do là khi ta muốn gì làm đó, sau thì tự gánh chịu hậu quả thôi".

Hàm Hàn có lẽ không biết được có một cô bé ở thâm sơn cùng cốc Cam Túc ăn uống kham khổ và ngày ngày phải đi bộ mười mấy kilomet đến trường. Cô cũng sẽ không biết được có chàng trai ở một huyện thành nhỏ Hồ Bắc chỉ có thể bám víu vào việc thi đại học để thay đổi số phận, áp lực đến nỗi thân thể run rẩy liên hồi, hằng đêm mất ngủ.

Cuộc đời của Hàm Hàn đã trải nghiệm rất nhiều có hội. Cô thất bại, nhưng cũng có thể bắt đầu cái mới. Nhưng thế giới này thật không công bằng. Nhiều người không thể có nhiều cơ hội để thử sức như vậy.

Mã Bách Quyên không hề có cơ hội để chọn lựa và chỉ có thể bị ép buộc phải lựa chọn. Từ Giai thì may mắn hơn, cậu có một vài sự lựa chọn nhưng không nhiều, vậy nên cậu phải dốc hết sức để giữ lấy. Hàm Hàn thì có quá nhiều sự lựa chọn nên cô không biết phải chọn cái nào.

Mặc dù thước phim đã nói lên hiện thực tàn khốc, nhưng chúng ta không thể sử dụng góc nhìn tăm tối này để đánh giá cuộc đời của Mã Bách Quyên và Từ Giai. Có lẽ trong thâm tâm của hai người, một cuộc đời như vậy là đã đầy đủ lắm rồi.

Đồng cảm không phải là một từ sử dụng đúng đắn nhất vào lúc này. Tôn trọng sự lựa chọn của họ mới là công tâm nhất.

Có thể 20 năm sau, con cái của Mã Bách Quyên sẽ trở thành người như Từ Giai và con của Từ Giai sẽ trở thành người như Hàm Hàn. Dù có hay không thì đó cũng là một quá trình biết nỗ lực hết mình.

Thế giới này bản chất đã không công bằng. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận sự tồn tại không công bằng ấy để tìm cách thay đổi. Có nỗ lực thì ắt sẽ có chuyển biến tốt đẹp.

(Nguồn: Zhihu)

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bo-phim-ghi-lai-cuoc-doi-3-dua-tre-dai-dien-cho-3-tang-lop-xa-hoi-khac-nhau-boc-tran-hien-thuc-phu-phang-162213010153544638.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang