Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể người. Kẽm hỗ trợ hoạt động của 100 loại enzyme phụ trách tiêu hóa, trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển, di truyền sinh sản, khă năng miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý như hỗ trợ cơ thể tiết ra các nội tiết tố. Ngay từ giai đoạn phôi thai, thai nhi có nhu cầu chất kẽm cao. Nếu không được cung cấp đủ kẽm, trẻ sinh ra có thể mắc chứng loạn sản.
Khi trẻ được sinh ra, mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng thiếu kẽm thường gặp như:
1. Rối loạn vị giác: biếng ăn, kén ăn
2. Loạn sản tăng trưởng: thấp, còi
3. Suy giảm miễn dịch: tiêu chảy thường xuyên, cảm lạnh, dễ nhiễm trùng phổi
4. Da khô, da nhợt nhạt, khả năng chữa lành vết thương kém, v.v.
Nhóm trẻ em nào có nguy cơ thiếu kẽm cao?
- Trẻ sinh non
- Trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng
- Bé thường xuyên hút thuốc lá thụ động
- Trẻ bị thiếu máu
Để xác định xem trẻ có thiếu kẽm hay không, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sỹ để bác sỹ đánh giá chế độ ăn uống, xét nghiệm máu.
Khi con được kết luận thiếu kẽm, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Bố mẹ nên cho con ăn thêm những thực phẩm giàu kẽm như cá, thịt nạc, thịt gia cầm, gan, ngao, sò, ốc cũng như các loại ngũ cốc để bổ sung kẽm cho con. Không có bệnh nào gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kẽm ở trẻ và bố mẹ cũng không cần thiết phải cho trẻ uống các loại chế phẩm giúp bổ sung kẽm.
Ngoài ra cadmium trong thuốc lá cũng là một nguyên tố kim loại có độc tính cao có thể gây trở ngại cho quá trình hấp thụ kẽm của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tạo ra một môi trường lành mạnh không khói thuốc cho con trẻ.
Theo emdep.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.