Thế giới luôn có những điều kỳ bí và thách thức sự tò mò của con người. Nếu như mọi thứ trên vũ trụ sinh ra đều có lý do riêng thì kể cả những thói quen hay hiện tượng xoay quanh con người cũng thế.
Khi chìm vào màn đêm, những tưởng mọi người sẽ cùng chìm vào giấc ngủ êm ái, nhường chỗ cho bộ não và cơ thể nghỉ ngơi nhưng lại luôn có nhiều điều khiến chúng ta mất ngủ thậm chí là sợ hãi. Vậy những hiện tượng lạ mà ta vẫn gọi là "bóng đè", "mộng du"... có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng khám phá nhé!
1. Bóng đè
Bóng đè là hiện tượng bạn tỉnh giấc vào ban đêm và cảm thấy có một vật gì đó đè nặng lên ngực khiến bạn khó thở. Bạn muốn mở mắt và cử động tay chân nhưng điều này không thể xảy ra. Ngoài ra, khi rơi vào trạng thái này, bạn sẽ thấy sợ hãi vì cho rằng có người lạ trong phòng mình. Ở thời cổ đại, người ta giải thích hiện tượng trên theo các yếu tố tâm linh, ma quỷ.
Còn theo khoa học, khi rơi vào trạng thái "bóng đè", vùng vỏ não được kích thích khiến bạn có thể "tỉnh như sáo".
Tuy vậy, lúc này chỉ có não là thức còn cơ bắp chưa "tỉnh dậy", tạo nên hiện tượng ta cảm thấy tê liệt toàn thân như đang có ai đang cố giữ chặt lại. Theo thống kê, 7% dân số thế giới đã trải qua hiện tượng bóng đè ít nhất 1 lần trong đời, và thường với tư thế ngủ nằm ngửa, bạn sẽ dễ mắc phải điều này hơn cả.
2. Ảo giác hypnagogic
Ảo giác hypnagogic là khi một người đang ngủ nhưng vẫn tỉnh táo, người ấy sẽ nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ trước mắt, chẳng hạn như những gương mặt kinh dị, ma quái, những sinh vật dị dạng,...
Theo khoa học, đây là loại ảo giác mà có thể xuất hiện cả ở những người khỏe mạnh. Thường thì trẻ em sẽ gặp hiện tượng này nhiều hơn. Điều này xảy đến là do bạn gặp các vấn đề căng thẳng, lo âu hay đơn giản là bạn có một óc tưởng tượng phòng phú. Ảo giác hypnagogic cũng có thể xuất hiện nếu bạn đi ngủ sau khi đã uống say.
3. Nói mơ
Nới mớ là hiện tượng được xem là bình thường, xảy ra tương đối phổ biến mà người ta có thuật ngữ để gọi chúng là chứng somniloquy. Tình trạng này hoàn toàn không nguy hiểm về mặt tâm lý, thần kinh, tuy vậy vẫn có khá nhiều người lo lắng về nó.
Người hay gặp hiện tượng này nhất không ai khác ngoài trẻ em, hoặc là đàn ông trưởng thành khi gặp các vấn đề như stress, thiếu ngủ, bị sốt,... Thường thi khi nói mớ, người ta sẽ nói về những điều mà họ có quan điểm không đồng ý ngoài đời thực.
4. Một giấc mơ trong một giấc mơ
Nhiều người sẽ gặp tình trạng đang mơ nhưng lại tỉnh dậy, tuy vậy những điều kỳ lạ vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Hóa ra bạn chỉ đang mơ thấy mình tỉnh giấc, tức là bạn mơ thấy một giấc mơ khác trong lúc ngủ. Sau khi xem bộ phim Inception nổi tiếng có đề cập tới việc mơ trong mơ, không ít người cũng ngờ ngợ nhận ra mình đã từng rơi vào trường hợp này.
Theo đó, những người có chủ nghĩa huyền bí cho rằng nếu gặp giấc mơ như vậy có nghĩa là bạn có khuynh hướng và năng lực về các vấn đề tâm linh. Đến nay, khoa học vẫn chưa có lời giải đáp cho hiện tượng này.
5. Mộng du
Ngược lại với trạng thái bóng đè, lúc não thức nhưng cơ thể bị "tê liệt", những người gặp mộng du sẽ hoạt động tay chân trong lúc não đang nghỉ ngơi. Lúc này, người đó có thể đi bộ, dọn dẹp, thậm chí ra khỏi nhà và gặp nguy hiểm. Đến khi tỉnh giấc vào hôm sau, mọi thứ diễn ra trong đêm chỉ là con số 0 trong não bạn.
Hiện tượng này có thuật ngữ là Somnambulism xảy ra ở tầm 4,6 đến 10,3% dân số và người bị nhiều có lẽ là trẻ em. Đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được hết nguyên nhân tại sao và cũng chưa tìm ra được biện pháp khắc phục cụ thể.
6. Hội chứng "đầu nổ tung"
Thêm một hội chứng lạ trong giấc ngủ của con người được liệt kê. Một người nào đó sẽ tỉnh dậy khi có cảm giác vừa nghe được tiếng nổ lớn hoặc tiếng vỗ tay, âm thanh này có vẻ như sẽ gây điếc tai.
Hiện tượng có thể kèm theo một tiếng vang lớn hoặc hiệu ứng đèn flash xuất hiện trong đầu. Hội chứng này không nguy hiểm nhưng có thể khiến người gặp phải sẽ thấy sợ hãi, một số người nghĩ rằng họ có thể bị nhồi máu cơ tim.
Điều này xảy ra khi vì một lý do nào đó, hoạt động thần kinh trong các khu vực của não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh bống nhiên gia tăng. Nếu diễn ra lâu dài, người mắc phải có thể mất ngủ, tim đập nhanh, rối loạn hoảng sợ hoặc thậm chí là trầm cảm.
7. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là sự ngưng thở đột ngột trong giấc mơ khiến người đó tỉnh giấc. Điều này có thể dẫn đến việc chất lượng giấc ngủ bị giảm, não rơi vào tình trạng căng thẳng mà thiếu ngủ. Áp lực động mạch trong lúc này sẽ khiến bạn gặp các vấn đề liên quan tới tim mạch.
Điều này được giải thích là do khi ngủ, các cơ quan được thư giãn và đôi khi dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Những đối tượng dễ rơi vào chứng này là người béo phì, người nghiện thuốc lá, sử dụng chất kích thích như bia rượu hay người già. Việc chơi nhạc cụ là phương pháp khiến điều này bớt xảy ra khi bạn chìm vào giấc ngủ.
8. Giấc mơ lặp đi lặp lại
Có thể nhiều người đã từng trải qua cảm giác này, tức là cứ mơ một giấc mơ lặp đi lặp lại, liên tục đến nỗi hình thành được cả một cốt truyện.
Các nhà tâm lý học tin rằng não bộ của chúng ta có sử dụng những giấc mơ này để nói về điều mà chúng ta chưa đạt được trong cuộc sống. Những giấc mơ cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi tình hình được giải quyết.
9. Rơi xuống giường tự do
Chúng ta cũng có thể từng gặp hiện tượng cảm thấy mình như đang bị ném xuống từ trên cao và sau khi thức dậy liền thấy sợ hãi. Có thể trước đó, bạn đang mơ mình đang bay trên không nhưng bị vấp và rơi xuống vô định.
Cảm giác này xảy ra khi nhịp tim và nhịp thở chậm lại, cơ bắp thì thư giãn còn não thì "đóng băng". Bộ não lúc này "hoảng sợ" vì nghĩ đây là một cái chết thực sự nên để kiểm tra xem ta còn sống hay không, não gửi các xung đến cơ bắp và gây ra hiện tượng "hụt chân".
10. Hiện tượng "hồn lìa xác"
Hiện tượng này có thể xảy ra lúc một người đang nghỉ ngơi, chuẩn bị đi ngủ hay ngồi thiền. Nó xảy ra trong thời gian khá ngắn khi ta có cảm giác đang đi vào một đường hầm, phía cuối là lối ra tràn ngập ánh sáng. Đối với những ai tin vào điều tâm linh thì họ cho rằng có sự tồn tại thật của linh hồn.
Hiện tượng này rất khó nghiên cứu. Mặc dù các nhà khoa hoạc biết rằng ảo giác này tồn tại nhưng không thể giải thích được nó hoạt động thế nào và tại sao nó lại xuất hiện. Người ta cũng chưa tìm được cách khắc phục hiện tượng trên. Tuy nhiên, một số người biết cách làm thể nào rơi vào trạng thái này.
11. Sự "giác ngộ" đột ngột trong lúc ngủ
Đôi khi chúng ta không thể tìm ra giải pháp cho một vấn đề trong một thời gian dài, và vì vậy chúng ta liên tục nghĩ về nó. Và rồi, trong một giấc mơ, bộ não chúng ta chợt "lóe lên" một manh mối về điều ấy. Bây giờ phần quan trọng nhất là ghi nhớ nó.
Điều này xảy ra là bởi đôi khi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, nhưng chưa thật sự nhận thức được. Trong lúc ngủ, tiềm thức hoạt động nhiều hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về vấn đề đó.
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/giai-tri
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.