Có người nói, mối quan hệ giữa anh trai và em gái giống như hai chiều của một thỏi nam châm. Khi ở cạnh nhau thì giống như "kẻ thù" chuyên tranh giành đồ ăn, mách lẻo, vạch tội trước mặt bố mẹ hay lấy việc "troll" nhau làm niềm vui của cuộc sống. Nhưng đôi khi, anh trai giống như một "soái ca" chính hiệu để các cô em gái có thể thỏa sức làm nũng.
Với các em gái nhỏ xíu thì lại càng được anh trai yêu thương, chiều chuộng từng li từng tí. Mới đây, một hình ảnh cậu bé đang học cấp 2 ngồi vào bàn làm bài một cách nghiêm túc được chia sẻ trên mạng. Tuy nhiên, chi tiết thu hút sự chú ý chính là một "con búp bê xinh xắn" ngồi trên kệ bàn học, ngay trước mặt anh trai.
Để ý kĩ thì hóa ra đó là một em bé nhỏ đang tựa vào bàn và ngây ngô nhìn anh trai mình, vẻ ngoài dễ thương làm trái tim ai nấy tan chảy!
Trong lúc chờ anh trai làm bài, cô em gái không hề khóc lóc hay làm nũng, chỉ mở đôi mắt to nhìn về phía trước, trong khi anh trai đang viết bài không ngước nhìn lên.
Cư dân mạng sau khi xem xong những hình ảnh giản dị ấy thì không khỏi xuýt xoa khen ngợi anh trai có trách nhiệm, rất dịu dàng và tâm lý. Chỉ là hành động nhỏ nhưng với một đứa trẻ thì lại là điều rất đáng khen ngợi: "Con nhà tôi bảo trông em thì chỉ vứt em lăn lóc đó rồi làm bài hoặc chơi game, không có chu đáo thế đâu. Nhìn cưng quá"; "Làm bài tập vẫn không quên nhiệm vụ chăm em, muốn có môt anh trai quá"...
Nhiều người lại khen ngợi cô em gái xinh xắn như búp bê, người mẹ này quá hạnh phúc khi có những đứa con thần tiên như vậy.
Làm thế nào để anh chị em sống trong hòa bình?
1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của con lớn
Mỗi lần xuất hiện những chủ đề tương tự trên mạng, luôn có một số cư dân mạng ghen tị, cho rằng đây là "anh của người khác", vì anh ruột của mình chỉ toàn ăn hiếp em gái. Thực tế, để anh chị em chung sống hòa thuận, sự giáo dục của cha mẹ là rất quan trọng. Trước khi sinh con thứ hai, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con lớn để anh/chị hiểu rằng mình đã lớn và có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc em gái/em trai.
2. Cha mẹ không nên thiên vị
Dù con lớn bao nhiêu tuổi thì sau khi sinh con thứ hai, cha mẹ phải đối xử công bằng, điều cần chú ý nhất là không nên lúc nào cũng nói chuyện "người lớn phải nhường người nhỏ", để tránh cảm giác ấm ức, ghen ghét của đứa lớn với đứa nhỏ.
Trước khi có em, đứa trẻ là trung tâm, là sự chú ý của cả nhà. Khi có thêm một thành viên nhỏ tuổi khác, trẻ sẽ bị hụt hẫng và tủi thân vì cảm thấy mình không còn được quan tâm như trước. Lúc này cha mẹ cần dạy con biết chia sẻ với em và giải thích cho con hiểu rằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho các con là công bằng. Không chỉ bằng lời nói, cha mẹ cần thể hiện bằng hành động.
3. Tăng tính tương tác của trẻ
Một số phụ huynh lo con lớn bắt nạt con nhỏ nên trong tiềm thức thường để con chơi riêng, thậm chí lo con lớn vô tình làm tổn thương con nhỏ nên tách chúng ra. Nhưng điều này sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bố mẹ đang đối xử khác với mình. Vì vậy, bạn cũng nên cho các con của mình cơ hội hòa thuận với nhau, chỉ bằng cách này, bạn mới có thể vun đắp tình cảm tốt đẹp hơn giữa các con mình.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/buc-anh-cau-be-dang-ngoi-hoc-bai-bong-gay-sot-dan-tinh-cuoi-dau-ruot-khi-phat-hien-1-chi-tiet-la-con-nha-nguoi-ta-day-roi-22202214222336661.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.