Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền clip 1 người bà đút bột cho cháu ăn mà khiến bao người bức xúc thay. Trong đoạn clip, em bé khoảng chừng 6 - 8 tháng tuổi được người lớn tuổi cỡ tuổi bà (không rõ là người giúp việc hay bà của bé) bế ngửa, một tay bà giữ chặt tay cháu để không cho cử động, tay kia người bà đút từng thìa bột cho cháu ăn.
Trong ít phút được đoạn clip quay lại, em bé không ngừng khóc nhưng người bà vẫn không ngừng đút cho cháu ăn, liên tục hết thìa này đến thìa khác. Vì đã bị bế nằm ngửa, lại ở trong tư thế 2 tay bị giữ chặt nên bé không thể phản kháng gì, cứ khóc - cứ ăn, cứ ăn - và lại cứ khóc.
Việc bé khóc mà vẫn ép ăn đã đủ khiến người xem bức xúc. Song điều đó vẫn chưa là gì so với cách mà người bà này đút bột cho cháu ăn. Đúng như thói quen rất nhiều người thế hệ trước vẫn duy trì, vì sợ cháu ăn bột nóng nên mỗi thìa bột xúc lên, bà lại dùng miệng đặt thật sát vào thổi cho nguội. Tiếp đó, bà còn đưa thìa bột vào trong miệng mình làm động tác nuốt vào để thử xem bột nguội hay chưa rồi lại nhả ra thìa và mới đút cho cháu ăn. Thìa nào cũng vậy, bà lặp đi lặp lại chu trình thổi nguội - dùng miệng ngậm miếng bột rồi nhả ra - đút cho cháu.
Xem xong đoạn clip, biết bao mẹ bỉm sữa cảm thấy "sôi gan" thay cho em bé. Vì còn quá nhỏ không thể phản ứng nên em bé bị ép ăn cả bát bột trong tình trạng vừa ăn khóc lóc như thế, không có chút gì gọi là thưởng thức món ăn hay khám phá thực phẩm - cái mà đáng lẽ ra một đứa trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm cần được hưởng. Đó là chưa kể đến việc vừa ăn vừa khóc còn khiến bé đối mặt nguy cơ bị hóc, sặc bất cứ lúc nào.
Kinh khủng nhất phải kể đến phương pháp cho ăn mà theo các mẹ bình luận là "đưa đầy vi khuẩn vào miệng cháu" của người bà. Từ lâu, các bác sĩ đã khuyến cáo về thói quen thổi nguội - đút cháo cho trẻ ăn như vậy trông rất mất vệ sinh và còn khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn từ người lớn truyền sang.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) giải thích rằng đôi khi, chúng ta thường cảm mạo đơn thuần nhưng việc mớm thức ăn cho con vô tình lây truyền mầm bệnh cho con. Thực tế thì điều này rất khó nhận biết vì chúng ta thường không quan tâm đến những lần hắt hơi, sổ mũi nhè nhẹ của người lớn, nhưng đối với con nít thì đó là cả 1 vấn đề.
Tiếp theo, hành vi mớm cơm, ôm hôn trẻ còn mang theo vi khuẩn gây loét và ung thư dạ dày Helicobacter pylori (virus HP). Chưa kể những virus khác như Cytomegalovirus, enterovirus, viêm gan, lị amíp…..
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang khẳng định: "Đơn thuần mớm thức ăn cho bé, bạn "gửi" thêm 100 triệu vi khuẩn/ml nước bọt và gần chục loại có khả năng gây ung thư khác nhau".
Một số người bày tỏ sự xót xa, thương cảm cho đứa bé bởi con mình cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi để ông bà chăm cháu, đặc biệt là những người phải sống chung với bố mẹ chồng, để thay đổi được quan niệm và thói quen chăm sóc trẻ nhỏ không phải điều dễ dàng. Thực tế, nhiều gia đình đã xảy ra mâu thuẫn giữa các thế hệ vì xung đột khi chăm con cháu. Chính bởi thế, các mẹ rút ra kinh nghiệm là với những gia đình có nhiều thế hệ, trước khi trẻ ra đời, bố mẹ nên trao đổi thẳng thắn và chia sẻ những kiến thức nuôi con khoa học để ông bà hiểu. Ngoài những trường hợp bất đắc dĩ, bố mẹ nên thu xếp thời gian tự tay chăm sóc con mình để không em bé nào rơi vào hoàn cảnh đáng thương như trên nữa..
Dưới đây là "8 KHÔNG" khi chăm sóc trẻ nhỏ mà bác sĩ Nguyễn Thanh Sang đã khuyến cáo rất nhiều lần:
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.