Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 5 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Nếu bạn có 6 dấu hiệu, cảm giác khó chịu này sau khi ngủ dậy thì hãy cẩn thận, đó có thể là căn bệnh đang âm thầm đến gần.

Mỗi sáng thức dậy, ngoài việc chống chọi để tỉnh táo, bạn cũng cần quan sát cơ thể mình. Nếu thấy những dấu hiệu như sưng, tê tay chân; vã mồ hôi trộm... thì cần phải cảnh giác vì đây có thể là tín hiệu do một số bệnh phát ra.

Vào sáng sớm, quá trình trao đổi chất của cơ thể con người ở mức tương đối thấp, máu lưu thông chậm, máu cô đặc, cơ bắp tương đối lỏng lẻo... Do vậy, nếu cơ thể không khỏe mạnh thì các dấu hiệu sẽ dễ dàng được bộc lộ ra ngoài. Làm thế nào để phân biệt các triệu chứng bất thường như vậy?

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.
 

Nếu bạn có 5 dấu hiệu, cảm giác khó chịu này sau khi ngủ dậy thì hãy cẩn thận, đó có thể là căn bệnh đang âm thầm đến gần.

1. Dậy sớm và mất ngủ: Bạn bị suy nhược thần kinh

3-4 giờ sáng, người khác đang ngủ ngon nhưng bạn thì lại bật dậy sớm, tâm trạng chán nản, khó ngủ lại. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn bị suy nhược thần kinh nghiêm trọng, cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình. Bạn có thể khắc phục bằng cách tập thể dục hàng ngày, điều chỉnh phương pháp học tập và làm việc, tạo thói quen ngủ trưa.

Một số bệnh nhân trầm cảm, rối loạn tâm thần và tâm lý cũng có thể bị tỉnh ngủ sớm, mất ngủ. Trong trường hợp này bạn nên uống thuốc chống lo âu, trầm cảm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ kịp thời để cải thiện, đồng thời giúp thư giãn cơ bắp và loại bỏ một số cảm giác khó chịu về thể chất.

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.
 

2. Chóng mặt hoặc nhức đầu vào buổi sáng: Có thể bạn mắc bệnh viêm cột sống cổ, tăng lipid máu và các bệnh khác

Sau một giấc ngủ chất lượng, đáng lẽ bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và đầu óc không tỉnh táo, cảm thấy chệnh choạng, hoặc chóng mặt, thì rất có thể bạn mắc bệnh viêm cột sống cổ, tăng lipid máu và các bệnh khác. Bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để khám CT đầu cổ hoặc xét nghiệm lipid máu và các chỉ số máu khác.

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.
 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt, nếu bạn thường bị cao huyết áp thì nên nằm ngửa và đo huyết áp ngay, nếu lúc này bạn vẫn còn buồn nôn hoặc hồi hộp thì có thể cột sống cổ có vấn đề. Bạn cần chú ý xem cổ có duỗi hay xoay được linh hoạt không. Các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim cũng có thể gây chóng mặt, hồi hộp, người có tiền sử bệnh tim nên đến bệnh viện để làm điện tâm đồ.

Điều cần phân biệt là nếu chóng mặt và hồi hộp xảy ra khi tăng đột ngột thì có thể do lượng đường trong máu thấp hoặc huyết áp thấp.

3. Sưng tấy vào buổi sáng sớm: Vấn đề có thể nằm ở tim và thận

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.
 

Phù nề là tình trạng sưng ở bộ phận cơ thể hoặc toàn thân do tích nước hoặc có liên quan đến sự thay đổi bệnh lý của nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bình thường uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc ăn quá mặn buổi tối sẽ gây phù mặt, sau khi chú ý chế độ ăn uống thì bệnh thường sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, cần chú ý đến tình trạng sưng tấy ở các bộ phận khác. Ví dụ, sưng tấy ở các bộ phận có da lỏng lẻo như mí mắt và các bộ phận chảy xệ trên cơ thể thì thường liên quan tới các vấn đề về chức năng thận và tim. Nếu sưng mặt lan ra toàn bộ cơ thể, khả năng mắc bệnh thận cao, bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để xác định rõ nguyên nhân.

Nếu một lúc sau khi ngủ dậy mắt vẫn còn sưng thì bạn nên đến khoa thận của bệnh viện để kiểm tra xem có bị viêm thận và các bệnh khác không. Nếu không, có thể là do thận khí yếu, ngoài việc dùng thuốc điều trị triệu chứng, những người như vậy có thể xoa bóp vừa phải quanh mắt trước khi đi ngủ để đẩy nhanh quá trình lưu thông máu quanh mắt và giảm các triệu chứng.

4. Khớp cứng: Bệnh về khớp hoặc bệnh miễn dịch

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5.
 

Nguyên nhân gây ra cứng khớp buổi sáng là do sự tiết dịch hoặc xung huyết và sưng tấy của các mô xung quanh khớp bị ảnh hưởng khi ngủ hoặc hoạt động giảm sút, khiến các mô cơ quanh khớp bị căng, khớp bị sưng, đau hoặc cứng. Khi các cơ co lại, chất lỏng phù nề sẽ được hấp thụ bởi các mạch bạch huyết và tiểu tĩnh mạch, tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sẽ thuyên giảm.

Các bệnh có thể gây cứng khớp buổi sáng bao gồm: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, căng cơ thắt lưng, đau đa cơ, thấp khớp, chấn thương mô mềm...

Ngoài ra, một số bệnh dị ứng như ban đỏ đa dạng, viêm da cơ, lupus ban đỏ, xơ cứng bì... cũng có biểu hiện cứng khớp buổi sáng rõ rệt. Vì vậy, sau khi xuất hiện triệu chứng cứng khớp buổi sáng, bạn nên kịp thời đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

5. Buổi sáng sớm đói: Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Buổi sáng thức dậy, cơ thể xuất hiện 6 tình trạng này thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6.
 

Một số người thức dậy lúc 4 đến 5 giờ sáng và cảm thấy đói, cồn cào, khó chịu, đồng thời kèm theo mệt mỏi, suy nhược, sau khi ăn một số thức ăn thì các triệu chứng thuyên giảm. Tình trạng này có thể là do bệnh tiểu đường gây ra.

Sự tiết insulin không kịp thời có thể gây ra cảm giác đói hoặc hạ đường huyết, khi ăn càng nhiều carbohydrate thì càng dễ bị hạ đường huyết trước bữa ăn tiếp theo. Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân đói vào sáng sớm, nên theo dõi sự thay đổi đường huyết bất cứ lúc nào.

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/buoi-sang-thuc-day-co-the-xuat-hien-5-tinh-trang-nay-thi-can-canh-giac-do-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-nguy-hiem-162210607181502199.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang