Tiểu Ly (26 tuổi, sinh sống ở Sơn Tây, Trung Quốc) mang thai cùng lúc với chị dâu – vợ của anh trai chồng. Thấy kinh tế gia đình mình không mấy khá giả nên dù bầu bí, Tiểu Ly cũng chỉ ăn uống bình thường và có mua thêm ít thuốc bổ theo đơn các bác sĩ để con phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, chị dâu của cô lại không hề như thế. Chị sẵn sàng "dốc ví" ra mua nhiều món ăn bổ dưỡng cũng như sữa bầu, các loại vitamin để ăn uống.
Chị dâu Tiểu Ly giải thích rằng trong giai đoạn mang thai cần ăn uống đầy đủ các chất để thúc đẩy sự phát triển xương cũng như trí não của em bé. Và chị cũng khuyên Tiểu Ly nên như thế, nhưng cô lại suy nghĩ rằng làm vậy chỉ phí tiền: "Ăn như thế không biết vào con bao nhiêu hay lại vào hết mẹ. Khi nào con ra đời thì cho nó ăn, có phải là vào con cả không".
Đến ngày sinh nở, Tiểu Ly sinh con rất suôn sẻ bằng phương pháp sinh thường. 2 ngày sau, chị dâu của cô cũng đến cùng bệnh viện vì đau bụng chuyển dạ. Tuy nhiên, vì em bé nặng cân và có vòng đầu to lại cứng nữa nên cuối cùng chị của Tiểu Ly phải sinh mổ. Nhìn con mình bé hẳn so với con của chị, đặc biệt là đầu của cháu trông lớn hơn những đứa trẻ sơ sinh khác, Tiểu Ly đã thắc mắc hỏi bác sĩ: "Liệu có phải đầu trẻ sơ sinh càng cứng thì càng thông minh không bác sĩ?" và cô đã hụt hẫng khi nghe lời giải thích.
Hóa ra, đứa trẻ có thông minh hay không thì chưa rõ nhưng kích thước vòng đầu lớn chứng tỏ não bộ của đứa trẻ đã phát triển tốt trong quá trình mang thai. Đây là tiền đề giúp các bé tiếp thu nhanh các kiến thức mới trong tương lai.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Harvard (Mỹ), kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh thực sự có liên quan đến sự trưởng thành của não bộ. Thông thường, chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình khoảng 34cm, và đây được xem là kích thước đầu lý tưởng nhất không chỉ giúp em bé chui qua ống sinh dễ dàng mà còn cho thấy não bộ của trẻ đã phát triển đạt chuẩn bình thường. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ thấy vòng đầu của con mình lớn hơn con số này một chút thì cũng đừng lo lắng.
Bởi theo các nhà khoa học, trẻ sơ sinh có đầu to sẽ có bộ não phát triển hơn những đứa trẻ khác. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh có đầu to có não bộ hoạt động mạnh
Nghiên cứu được thực hiện tại bởi Đại học Edinburgh (Anh) đã thu thập dữ liệu từ 100.000 người có độ tuổi dao động từ 37 đến 73. Những người tham gia sẽ trải qua một loạt các bài kiểm tra về tinh thần và thể chất. Đồng thời, họ sẽ cung cấp thêm các thông tin về lối sống của bản thân.
Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà khoa học thấy rằng những người có đầu to hơn khi mới sinh ra có não hoạt động mạnh hơn những người còn lại. Nói cách khác, trẻ có kích thước đầu to có khả năng đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra và dễ dàng tốt nghiệp đại học hơn những người khác.
Trẻ có thể đọc và tiếp thu mọi thứ tốt hơn
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry đã công bố chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh có mối liên hệ với giữa gen, sức khỏe và trí tuệ. Tuy nhận định này chưa được kiểm chứng một cách đầy đủ, nhưng các chuyên gia tin rằng những đứa trẻ có đầu to hầu như sẽ càng thông minh hơn khi lớn hơn. Đặc biệt, trẻ có thể đọc tốt hơn và hiểu mọi thứ rõ ràng hơn khi bước vào tuổi đi học.
Đầu to đồng nghĩa với việc não trẻ có nhiều tế bào thần kinh
Tiến sĩ Erhan young – công tác tại Khoa Tâm lý học thuộc Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức của trường Đại học Ruhr Bochum (Đức) cho biết, những đứa trẻ sinh ra với đầu to có nhiều tế bào thần kinh trong não hơn những đứa trẻ khác. Đặc biệt, khối lượng chất xám trong não trẻ nằm chủ yếu nằm ở vùng parieto-frontal. Mà thường những người có khối lượng vỏ não nhiều hơn sẽ sở hữu nhiều tế bào thần kinh hơn, từ đó, năng lực tính toán cũng như quá trình suy luận sẽ tốt hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, thực tế thì việc sở hữu một bộ não phát triển tốt khi mới sinh ra chỉ là tiền đề cho sự thông minh học giỏi sau này của một đứa trẻ. Điều quan trọng là các cha mẹ phải xây dựng một kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng con khoa học dù con bạn sinh ra có kích thước vòng đầu lớn hay không.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ khi còn ở trong bụng mẹ cho đến khi lớn lên, một nền giáo dục dựa trên tình yêu thương, một môi trường sống lành mạnh, nhiều trải nghiệm cũng là những yếu tố giúp trí não và thể chất của con bạn phát triển tối đa. Và đây mới chính là nền móng xây dựng nên một đứa trẻ thông minh, giỏi giang và có tương lai xán lạn về sau.
Nguồn: Sohu, B.S, Nature
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.