Các nước trên thế giới phạt học sinh thế nào?

Kể cả ở những nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật hay Singapore, hình phạt thể xác vẫn được áp dụng.

Mỗi nước trên thế giới đều có "văn hóa học đường" riêng, kéo theo đó là những khác biệt về hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm kỷ luật của học sinh.

Mỹ

19 bang ở Mỹ hiện vẫn cho phép thầy cô dùng đòn roi với học sinh nhưng phải được sự chấp thuận của phụ huynh hoặc người giám hộ.

Các nước trên thế giới phạt học sinh thế nào? - Ảnh 1.

Đòn roi được coi là hình phạt hợp pháp tại 19 bang trên nước Mỹ. (Ảnh: Flickr)

Tuy nhiên, có những quy tắc mà giáo viên bắt buộc phải tuân thủ nếu không muốn bị kiện vì hành vi ngược đãi trẻ em. Đó là "roi" để phạt học sinh phải có hình bản dày, để tránh gây thương tích cho các em. Các hình thức như tát, véo tai, đánh hay các hình thức lăng mạ học sinh đều bị cấm tuyệt đối.

Singapore

Theo quy định của Bộ Giáo dục Singapore, học sinh bị trừng phạt khi "có hành vi sai trái nghiêm trọng và lặp lại", chỉ trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thầy cô mới được phép dùng roi để đánh học sinh. Roi này được quy định phải là loại mảnh, nhẹ, cầm vừa lòng bàn tay. Chỉ có các nam sinh và các bé trai phải tiếp nhận hình phạt này.

Các nhà giáo dục Singpore nói rằng hình phạt thể xác đã không còn phổ biến như trước đây và các thầy cô giáo chỉ áp dụng nó như phương án cuối cùng. Hình phạt phổ biến với các học sinh vi phạm nội quy ở đảo quốc sư tử hiện nay là đình chỉ học.

Cô giáo phạt học sinh quỳ gối trước bục giảng có phạm tội làm nhục người khác?

Luật pháp Singapore cũng quy định rõ ràng rằng khi phạt roi cần phải có nhân chứng. Các thông tin về trường hợp vị phạt sẽ được lưu trong kho dữ liệu của nhà trường.

Nhật Bản 

Từ năm 1947, Nhật Bản bắt đầu áp dụng quy định cấm sử dụng các hình thức xử phạt thể xác với học sinh, Tuy nhiên, sau hàng loạt các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, tới năm 1997, tòa án tối cao Tokyo sửa đổi lại quy định này, cho phép các giáo viên được phạt học sinh đứng trong lớp, quỳ gối hay chép phạt.

Rất hiếm trường hợp các học sinh bị phạt roi, các phụ huynh không quá bài trừ hình thức phạt này nhưng thống nhất rằng chỉ được áp dụng nó trong các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Hàn Quốc 

Bộ Giáo dục của Hàn Quốc năm 2010 ban hành quy định cấm thầy cô đánh học sinh sau khi đoạn video ghi lại cảnh một em bị đánh đập dã man lan truyền trên mạng. Tuy nhiên, lệnh cấm này bị phản đối kịch liệt ở Hàn Quốc, quốc gia từ lâu đã ăn sâu tư tưởng dùng đòn roi dạy dỗ học sinh.

Hiện nay, luật này cũng chỉ còn được áp dụng ở Seoul và Gyeonggi.

Các nước trên thế giới phạt học sinh thế nào? - Ảnh 2.

Các giáo viên của Hàn Quốc thường xuyên dùng đòn roi để uốn nắn học sinh. (Ảnh: Getty)

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia mà nghề giáo có tiếng nói nhất trong xã hội. Các học sinh thường không dám phản kháng và cha mẹ của các em luôn tin tưởng vào cách uốn nắn con em mình vào của các thầy cô ở trường.

Tuy nhiên, nền giáo dục xứ củ Sâm cũng từng chấn động sau trường hợp một nam sinh phải nhập viện sau khi bị bắt đứng lên ngồi xuống 800 cái vì không làm bài tập về nhà.

Trung Quốc

Các trường học ở đủ cấp độ ở tại Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với các hình phạt khắc nghiệt đối với các học sinh. Vô số các hình phạt từ phạt roi, nhéo tai, đánh, đá... thường xuyên được áp dụng tại đủ các bậc học.

Các nước trên thế giới phạt học sinh thế nào? - Ảnh 3.

Học sinh Trung Quốc bị phạt quỳ trên hạt đậu.

Các giáo viên Trung Quốc từng nhiều lần gây phẫn nỗ với các hình thức phạt học sinh quá nặng tay nhưng dùng tăm đâm học sinh khi các em không ăn hết cơm, quỳ trên hạt đậu, hạt bắp hoăc gạo sống, dùng dây thừng quất học sinh, uống nước cống rãnh hoặc thậm chí là nước tiểu vì không làm bài tập về nhà.

Mặc dù phụ huynh từng nhiều lần lên án các hình thức xử phạt này nhưng do chưa có chế tài xử phạt cũng như ban lãnh đạo các trường nương tay với các giáo viên của mình, nhiều trường hợp tương tự vẫn đang tiếp tục diễn ra trên khắp Trung Quốc.

 

Theo Theo Tri thức trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang