Cách hòa giải xung đột giữa anh chị em ruột của trẻ nhỏ

(lamchame.vn) - Khi anh chị em trong nhà thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột. Bậc làm cha mẹ chắc hẳn sẽ phải đau đầu để tìm cách hòa giải.

Xung đột giữa anh chị em luôn làm cha mẹ đau đầu (Ảnh: Giulia Sagramola)

Bước chân huỳnh huỵch giận dữ trên lầu, hét to “Em ghét chị!”. Tay cầm nắm cửa rồi đóng mạnh cái “rầm”. Sau đó, chắc chắn, cả hai tiếng hét vang lên cùng một lúc: "MEEEEẸ!".

Đó là những âm thanh quen thuộc của hai đứa con gái của tôi, khi chúng không chịu chia sẻ phòng ngủ và chiến đấu như những con hổ. Khi đó chúng 11 và 12 tuổi. Là một phụ huynh, tôi cảm thấy mình thực sự đã bất lực trước bọn nhỏ. Dường như mọi bữa ăn hoặc chuyến đi đều kết thúc trong sự buồn bã mà không có chút vui vẻ, và tôi nghĩ rằng cuộc sống gia đình của chúng tôi đã bị hủy hoại. Tôi nghĩ rằng bọn nhỏ sẽ không bao giờ có thể hòa thuận với nhau, và tôi không thể thay đổi điều đó cho dù có làm bất kỳ điều gì.


Những cuộc cãi vã của trẻ nhỏ là không thể tránh khỏi (Ảnh: Internet)

Những cuộc cãi vã, đánh đấm lẫn nhau của bọn nhỏ sẽ làm cho các bậc cha mẹ rất khó chịu, bởi vì chúng ta đều biết mối quan hệ anh chị em ruột thịt quan trọng như thế nào. Chúng ta chỉ mong rằng con cái sẽ là bạn cùng chơi của nhau ở nhà và hòa đồng với tất cả bạn bè đồng trang lứa khác, và chúng sẽ ở đó vui vẻ với nhau sau khi chúng ta ra khỏi nhà. Tuy nhiên, không hẳn cuộc xung đột giữa anh chị em là hoàn toàn xấu, bọn trẻ sẽ học được cách thấu hiểu người khác, có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và giải quyết vấn đề.

Nói một cách khác, một số xung đột chỉ là không thể tránh khỏi, nó góp phần giáo dục trẻ nhỏ. Nhưng không có nghĩa là cha mẹ không can thiệp, mà họ cần giải quyết cuộc xung đột để làm cho bọn trẻ tăng thêm những cảm xúc tích cực về nhau. Luôn có những khoảnh khắc cha mẹ cần phải hành động, vì lợi ích của bọn trẻ và có khi là vì sự an toàn của chúng, nhưng con đường dẫn để dẫn tới hòa thuận thì đòi hỏi bậc cha mẹ cần phải đặt ra những luật, những quy tắc linh hoạt, hợp lý.

Những quy tắc đó có thể là không đánh nhau, không ăn cắp, không xua đuổi,... Sau đó, nếu còn tiếp tục xảy ra, sẽ phải có những hình phạt thích đáng cho ai phạm lỗi. Khi xung đột xảy ra, tất cả những gì bạn biết là đứa em gái nói, rồi đến lượt chị gái nói, rồi chúng sẽ làm một điều gì đó, rồi sẽ có một trong hai hoặc cả hai khóc. Bạn hãy thử làm điều này: Hãy đối xử với cả hai như nhau, nếu một trong hai đưa bị thương hãy nói rằng: “Ôi, chỗ mà chị đánh con thật là đau, giờ chúng ta có thể làm gì để mọi thứ tốt hơn?”. Sau cuộc xung đột, bạn hãy chia sẻ bọn trẻ như nhau “Vậy là xong, hết giờ chơi rồi. Con - đi rửa bát, Con - đi quét nhà cho mẹ!”


Phân xử công bằng cho cả hai để không bị cuốn vào cuộc xung đột (Ảnh: Internet)

Nếu giải quyết theo cách thông thường, đó là nếu em gái bị bắt nạt thì cha mẹ sẽ phạt người chị gái, điều này chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Như vậy có nghĩa là cha mẹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột của bọn trẻ, và những cuộc xung đột không những dừng lại mà còn xuất hiện nhiều hơn vì bọn trẻ đã có mục đích của riêng mình. Các bậc cha mẹ hãy giải quyết, phân xử một cách công bằng cho cả hai, tức là chúng ta không bị cuốn vào cuộc xung đột của bọn trẻ, chúng ta không quan tâm đến cuộc tranh cãi của bọn chúng, và kết quả thì cả hai đều như nhau không ai hơn ai, từ đó khi cả hai không đạt được mục đích việc cãi vã, đánh nhau sẽ dần biến mất.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang