Cầm vòi hoa sen để tắm thì bị điện giật, đưa vòi về vị trí cũ rồi tắm lại không sao và thực hư về cảnh báo "tắm sai cách nguy cơ bị điện giật rất cao"

Nhiều người cho rằng Tiktoker đưa ra chủ đề giật tít câu view. Vậy thực hư đúng sai như thế nào? Dân mạng sau đó đã phải nhờ chuyên gia vào phân xử để có kết quả đúng sai rõ ràng.

"Tắm sai cách nguy cơ bị điện giật rất cao", Tiktoker nhận được "bão" phản hồi từ cộng đồng mạng

Chỉ với nhan đề của video Tiktok mang tên "tắm sai cách nguy cơ bị điện giật rất cao", Tiktok khiến bao người không thể không dừng lại xem video. Cụ thể, nội dung video phản ánh: 

Tiktoker đưa ra nhận định "Tắm sai cách bị điện giật" làm dân mạng có nhiều ý kiến trái chiều.

"Hôm nay, mình chia sẻ để chứng minh cho các bạn rằng nếu chúng ta tắm sai cách thì nguy cơ bị điện giật rất cao, mặc dù có gắn các thiết bị chống giật hoặc là tiếp đất vẫn bị giật rất cao. Thông thường, các bạn hay có thói quen cầm vào đây để tắm, dội lên người, kỳ cọ này kia. Nó rất nguy hiểm nha bởi vì trong trường hợp mà cái này nó bị rò điện thì điện sẽ truyền theo đường ống này, theo ống nước lên đây, vô tay chúng ta và chúng ta sẽ bị giật. Đồng thời điện sẽ truyền ra theo dòng nước ở đây. Nước ở đây liên tục, phía ngoài xa này có từng hạt và không có điện. Bật điện lên, mở nguồn nha. Nước ở chỗ này nó liên tục luôn. 

Nếu rò điện, điện sẽ ra theo dòng nước ở gần và chúng ta sẽ bị giật ngay lập tức. Để chứng minh, mình sẽ dùng bút thử điện của mình nha. Đây, có điện này các bạn, điện rất sáng nha. Ngay cái dòng nước ở đây này có điện nha. Nhưng mà mình tắm ở phía dưới này nè thì nó không có điện. Các bạn xem nó rò điện thế này thì qua dòng nước ngay đây sẽ bị giật. 

Nhưng mà đi xuống dưới này thì nó sẽ không có dòng điện nữa. Nên khi mình tắm bình tắm nóng lạnh thì nên để vòi tắm hoa sen cố định và tắm ở đây thôi, chịu khó xoay người, sẽ an toàn hơn so với việc dùng nguyên vòi này tắm thì rất nguy hiểm".

Cầm vòi hoa sen để tắm thì bị điện giật, đưa vòi về vị trí cũ rồi tắm lại không sao, Tiktoker cảnh báo

Ảnh minh họa.

Tóm lại, chủ nhân của video Tiktok "tắm sai cách nguy cơ bị điện giật rất cao" muốn nói ngắn gọn là: Khi bật bình nóng lạnh để tắm, điện có khả năng dẫn truyền từ bình nóng lạnh xuống vòi tắm hoa sen. Nếu dùng tay trực tiếp cầm vào vòi tắm để tắm thì sẽ bị giật, trong khi đó để vòi tắm ở vị trí cố định, xối dòng nước ra xa để tắm thì lại không có vấn đề gì hết vì dùng bút thử điện thì ở vị trí xa như vậy điện không thể bắn tới.

Trước những lời chia sẻ của Tiktoker, nhiều người đã vào bàn tán, không ít người cho rằng trước khi tắm có lẽ nên cúp điện bình nóng lạnh rồi mới vào tắm, xả nước ra chậu tắm không thèm tắm vòi nữa... Nhiều người khác phản bác lại ý kiến của Tiktoker, cho rằng người này đưa thông tin mang tính giật tít câu view. Một người nói: "Nhà sản xuất có hướng dẫn cách tắm không anh? Không có. Họ hướng dẫn cách lắp và bảo trì. Giật là do nhà anh không bảo trì, chứ không phải do cách tắm sai. Bẻ chữ câu view!".

Cầm vòi hoa sen để tắm thì bị điện giật, đưa vòi về vị trí cũ rồi tắm lại không sao, Tiktoker cảnh báo
 

Nếu nước tắm từ vòi phun ra bị nhiễm điện thì dù ở gần hay đứng xa vẫn có nguy cơ điện giật

PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (nguyên giảng viên Viện Khoa học công nghệ nhiệt lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, có vẻ như chiếc bình nóng lạnh nối với hệ thống vòi tắm của Tiktoker chưa được thiết kế an toàn cho lắm. Nếu nước tắm từ vòi phun ra bị nhiễm điện thì dù ở gần hay đứng xa để tắm, bạn vẫn có nguy cơ bị điện giật như bình thường. Vấn đề ở đây không phải là "tắm sai cách nguy cơ điện giật cao" mà là "lắp hệ thống bình nóng lạnh không đảm bảo thì nguy cơ bị điện giật cao".

"Ở đây, do kết cấu từ bình nước nóng tới vòi đều hoàn toàn làm bằng kim loại dẫn điện nên mới có điện truyền ra. Nói chung, nếu vật liệu trong nhà tắm sử dụng vật dẫn điện thì đều có nguy cơ bị điện giật. Ở đây không phải tắm sai cách mà là lắp đặt vòi hoa sen sử dụng vật liệu dẫn điện". Chưa kể, hệ thống dẫn từ bình nóng lạnh cũng quá gần, không lắp trong tường cũng không cách điện thì kể cả khi tắm, không sờ vào vòi tắm, người tắm vẫn có nguy cơ bị điện giật như thường. Nếu thực sự hở điện, khi bạn tắm sẽ bị phóng điện vào người hoặc vô tình chạm tay vào đường dẫn, chân tiếp đất thì sẽ truyền điện bình thường.

Cầm vòi hoa sen để tắm thì bị điện giật, đưa vòi về vị trí cũ rồi tắm lại không sao, Tiktoker cảnh báo

Nếu nước tắm từ vòi phun ra bị nhiễm điện thì dù ở gần hay đứng xa vẫn có nguy cơ điện giật.

Tóm lại, do ban đầu việc lắp đặt bình nóng lạnh đã không tuân thủ quy trình an toàn rồi thì có tắm bằng cách cầm vòi hoa sen hay đứng cách xa vòi rồi tắm cũng đều có nguy cơ bị điện giật như nhau. Hiện nay, hầu hết các gia đình lắp bình nóng lạnh đều đã sử dụng chất chống dẫn điện nên chuyện bị điện giật khi tắm cũng khó xảy ra. Cảnh báo "tắm sai cách nguy cơ bị điện giật rất cao" chưa chính xác, mang tính câu view, khiến người xem hiểu sai vấn đề.

Một cách đơn giản giúp tránh nguy cơ bị điện giật khi tắm với bình nóng lạnh

Đó chính là hãy tắt bình khi đi vào tắm. Muốn vậy, bạn cần bật nóng lạnh lên khoảng 15-30 phút trước khi tắm. Sau khoảng thời gian này, nước nóng đã sẵn sàng để bạn tắm ấm vào mùa đông. Chỉ cần tắt bình nóng lạnh đi, bạn yên tâm tắm gội sạch sẽ. Những gia đình nào đang lắp đặt hệ thống bình nóng lạnh như trong video cần đặc biệt lưu ý nhé!

Chuyên gia cũng khuyên, tốt nhất các gia đình nên dùng các loại bình nóng lạnh gián tiếp (có khoang chứa nước nóng riêng) thay vì sử dụng bình nóng lạnh trực tiếp như trong video.

Tin vui là hiện nay, hầu như các gia đình đều sử dụng ống nước bằng nhựa, tay cầm của vòi hoa sen cũng được làm bằng nhựa cách điện. Do đó hoàn toàn yên tâm để sử dụng thoải mái, dù là đặt ở vị trí ban đầu hay cầm vòi hoa sen khi tắm cũng không phải lo lắng bị điện giật.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang