Một ca cấp cứu kỳ diệu đã diễn ra tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh trong ngày 2/12 vừa qua. Theo đó bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, da niêm mạc tái nhợt, chi lạnh, khả năng sống sót gần như không có. Người nhà bệnh nhân cho biết trước đó bệnh nhân vị điện giật. Các bác sĩ khám lâm sàng và thấy bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn tiến hành bóp bóng qua nội khí quản bệnh nhân, ép tim ngoài lồng ngực. Sau 6 lần thực hiện cấp cứu liên tục kết hợp với tiêm Adrenaline cho tim, nhịp tim đã tăng dần, đạt chu kỳ 60 lần / phút. Bệnh nhân có phản xạ với ánh sáng. Sự sống đã trở lại trong niềm vui và hành phúc của cả các y bác sĩ và người nhà bệnh nhân.
Nhờ được cấp cứu kịp thời bệnh nhân đã thoát chết trong gang tấc |
Các bác sĩ khuyến cáo với những bệnh nhân điện giật người nhà cần phải có những sơ cứu kịp thời để bệnh nhân không rơi vào tình trạng nguy hiểm. Điện giật sẽ khiến bệnh nhân bị bỏng và tác động mạnh đến các mô bên trong. Tại thời điểm ngay sau khi bị điện giật nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh nhân đã chết. Việc cần làm là phải sơ cứu kịp thời để dành lại sự sống dù là mong manh nhất.
Trước hết ngay tại thời điểm nạn nhân bị thì cần lập tức ngắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi dòng diện và tiến hành ủ ấm tránh để nạn nhân bị lạnh. Điều này là rất quan trọng. Sau đó cần xem nạn nhân còn thở hay không, xem tim còn đập hay không . Nếu nạn nhân còn tỉnh thì kiểm tra mức độ của các tổn thương rồi sau đó lập tức đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Còn nếu bệnh nhân đã ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo kịp thời . Cần làm càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt vì điều này quyết định đến sự sống còn của nạn nhân. Hãy để tay giữa ngực bệnh nhân, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, làm liên tục cho đến khi bệnh nhân thở trở lại được thì thôi. Cần lưu ý nếu bệnh nhân xuất hiện những vết bỏng tuyệt đối không được tạt nước vào vì như thế sẽ khiến bệnh nhân càng bỏng nặng hơn. Việc cấp cứu sau này không đạt kết quả tích cực nữa.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.