Ngộ độc do không rõ nguồn gốc xuất xứ
Trên thị trường hiện nay, đi bất cứ đâu cũng có thể nhìn thấy hình ảnh, biển hiệu những quán trà sữa, nước hoa quả bắt mắt. Nhưng ngay cả những hãng trà sữa có tiếng với giá cả không phải “rẻ” như: Toco Toco, Feeling Tea hay Heka… cũng đã từng bị các cơ quan chức năng kiểm định không rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên những cốc trà sữa giá chỉ dao động từ 10 – 15 nghìn đồng được các bạn mua rất nhiều. Thành phần chủ yếu của các loại trà sữa chủ yếu là dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans... Loại này sẽ làm giảm hooc môn ở nam giới, ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của chị em, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.
Trà sữa không rõ nguồn gốc cùng các loại thạch đủ màu sắc được bày bán tràn lan trên thị trường
Gần đây nhất là vào ngày 25/1, tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) xác nhận bé TTU (14 tuổi, bệnh nhi nghi ngộ độc trân châu trong trà sữa, quê huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tử vong. Trước đó, vào ngày 11-1, bé U. đi chợ về và mua trà sữa gần nhà uống thì đau bụng dữ dội, nôn ói ra hạt trân châu trong trà sữa kèm theo sốt cao, tiêu chảy. Gia đình đã chuyển bé vào bệnh viện huyện và BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Tại đây, bé được chẩn đoán suy thận, suy gan, nhiễm trùng tiêu hóa nặng. Đến ngày 18-1, bệnh nhi được chuyển vào BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp tục điều trị. Theo BS Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1, bệnh nhi bị suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, sốc nhiễm trùng, suy thận cấp, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. BS Phương nghi ngờ việc nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa của bệnh nhân là do vi trùng xâm nhập từ đường tiêu hóa vào đường máu. Tuy nhiên, BS Phương cho rằng cần phải có điều tra dịch tễ học mới biết chắc được nguyên nhân do đâu, chứ không thể khẳng định nguyên nhân gây bệnh từ trà sữa.
Học sinh nghi uống trà sữa bị ngộ độc đã qua đời
Ngay cả khi chúng ta tự mua trà và sữa về tự làm cũng không tốt. Thứ nhất, do nguyên liệu, thành phần làm trà sữa mua ở chợ hay các cửa hàng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng. Thứ hai, việc kết hợp trà và sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà, đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể được hấp thu. Hơn nữa, việc tiêu thụ bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường, sữa hàng ngày đều không tốt cho sức khỏe. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân, béo phì, thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận… Tốt nhất, không nên quá thường xuyên sử dụng món trà này.
Nguy hại do sử dụng sai cách:
Nước dừa là loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.
Rước hại vào thân nếu không uống nước dừa đúng cách
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho trẻ em. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Trong 3 tháng đầu mang thai chị em không nên uống nước dừa. Khi ấy phôi thai còn nhỏ, nước dừa thuộc tính hàn lạnh, bà bầu uống dừa sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa, ăn uống. Ngoài ra, nước dừa có 2% là chất béo, bà bầu khó tiêu sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén.
Nhu cầu nước mát, giải khát, thanh nhiệt mùa hè là rất lớn nhưng tất cả chúng ta cần tìm hiểu kĩ nguồn gốc xuất sứ và cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, lứa tuổi chưa đủ nhận thức được những nguy hại của những loại đồ uống không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các em và truyền đạt lại cho các con về tác hại của chúng.
Theo VTC News
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.