Cảnh báo nóng: Dịch tả lợn châu Phi tái phát trên diện rộng

Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã, trong đó 25 xã mới có dịch và 22 xã tái phát dịch.

Thời tiết nắng nóng, dịch tả lợn châu Phi đã hoành hành tái phát là lây lan trên diện rộng.

Báo Hà Nội Mới cho hay, vào ngày 26/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn về việc tập trung kiểm soát bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Các địa phương này bao gồm: Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát, lây lan diện rộng; đồng thời, khắc phục khó khăn, tồn tại, bất cập nêu trên, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung các nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm, đưa lợn đến cơ sở giết mổ.

Sở NN&PTNT được yêu cầu thành lập ngay các đoàn công tác, đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh (chưa qua 30 ngày) để phối hợp tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Địa phương cũng cần báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn, bản, ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Các đơn vị chức năng liên quan phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã, trong đó, 25 xã mới có dịch và 22 xã tái phát dịch.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, tháng 1/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 22 xã mới, số lợn tiêu hủy là 12.037 con.

Tháng 2/2020, dịch bệnh phát sinh thêm tại 2 xã mới, số lợn tiêu hủy là 7.435 con.

Tháng 3/2020, không phát sinh xã mới có bệnh dịch tả lợn châu Phi, số lợn tiêu hủy là 6.930 con.

Tháng 4/2020, dịch bệnh tái phát tại 12 xã, số lợn tiêu hủy là 1.182 con.

Đầu tháng 5/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát tại 10 xã thuộc 7 huyện của 5 tỉnh với số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 78 con.

Bộ NN&PTNT đánh giá nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

Dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh ở loài heo, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác.

Từ năm 2016 đến nay, bệnh xuất hiện tại trên 59 quốc gia. Việt Nam là một trong ba nước châu Á có dịch (hai nước còn lại là Trung Quốc, Mông Cổ).

Ở thời điểm hiện tại phòng, chống tốt và tổ chức khống chế bệnh dịch tả heo châu Phi là công việc cấp bách và rất quan trọng đối với các địa phương.

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang