Bác sỹ Đoàn Vũ Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sông Mã (tỉnh Sơn La), cho biết, ngoài cháu Giàng A Tạ đã tử vong, các nạn nhân còn lại của vụ ngộ độc do ăn sắn cao sản sống hiện đã ổn định về sức khỏe và tinh thần, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh viện cũng đã tiếp nhận thêm 3 cháu nhỏ khác cũng ở bản Pá Ban có biểu hiện bị ngộ độc. Bệnh viện xác định các bệnh nhân bị ngộ độc sắn và đã huy động nhân lực, thuốc men tích cực chữa trị.Trước đó, tối 22/1, cháu Giàng A Tạ (7 tuổi) trú tại xã Pá Ban, xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, được đưa vào viện trong tình trạng tím tái, không mạch, không huyết áp. Do gia đình đưa vào viện quá muộn nên cháu đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, vào chiều 22/1, các cháu nhỏ đã ăn sắn cao sản sống. Sau đó các cháu đều có hiện tượng đau bụng, nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Bác sỹ khuyến cáo người dân không nên ăn sắn cao sản, cấm kỵ ăn sống (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Bác sỹ Đoàn Vũ Hưng cho biết trong sắn củ sống có chứa một lượng axít cyanhydric. Đặc biệt, trong sắn cao sản hàm lượng axít này cao hơn sắn ngọt nên người ăn rất dễ bị ngộ độc. Loại sắn này chỉ thích hợp làm nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế biến.
Bác sỹ Đoàn Vũ Hưng khuyến cáo người dân không nên ăn sắn cao sản, cấm kỵ ăn sống, còn đối với các loại sắn khác thì cần bóc bỏ vỏ, ngâm vào nước trước khi luộc chín.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.