Những thói quen này không chỉ gây phiền phức trong thời điểm con nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các con trong thời gian dài sau này.
Ôm bình sữa cả ngày
Nhiều mẹ cho rằng nếu con ít ăn cơm, cháo, thức ăn thì uống sữa cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bỏ bữa để uống sữa không hề tốt vì trong thực phẩm trong bữa ăn chính và phụ của chúng ta có nhiều chất sắt, canxi… như rau xanh, sữa chua, phô mai. Nếu lâu ngày không bổ sung phong phú các chất khác nha, bé rất dễ thiếu sắt, thiếu máu.
|
Tuy bỏ bình để sử dụng cốc tập uống là điều không hề dễ dàng với con nhưng bạn nên tập cho bé từ 15 tháng tuổi. Việc này khiến con bạn không ngậm ti bình hàng giờ dẫn đến dễ sâu răng.
Ngậm, mút ngón tay
Mút tay cũng như sử dụng ti giả lâu dài có thể khiến hàm bé phát triển không bình thường, dẫn đến móm hoặc hô (vẩu). Tuy nhiên, nếu thời gian bé không mút tay quá lâu sẽ không để lại hậu quả trầm trọng nào kể trên. Người Việt chúng ta thường có thói quen tập đánh răng và khám nha sĩ muộn. Do đó, các mẹ hãy đưa bé đi khám răng định kỳ từ khi bé mọc chiếc răng thường xuyên.
Để trẻ sợ mút tay, hãy bôi màu thực phẩm hoặc chất đắng không hại như nước khổ qua lên tay để bé ghét không mút tay nữa.
Ghét rau, không ăn chất xơ
Đa số trẻ em không chỉ thử những thực phẩm mới lạ, dai như chất xơ… như rau, củ. Do đó, các bà mẹ Việt thường hay xay rau củ với thức ăn thành hỗn hợp nhuyễn như sinh tố để con không nhận biết. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng phản xạ nhai, nuốt của bé, dần bé sẽ càng khó ăn thô, rau củ.
Để con có thể ăn rau củ sớm, các mẹ hãy tập cho con tiếp túc từ việc nhìn người lớn ăn, cầm nắm để bé có cảm giác an toàn từ đó thích thú.
Thò tay vào mũi
Việc ngoáy mũi ban đầu là do bé cảm thấy ngứa mũi, nghẹt mũi do thời tiết nhưng thời gian lâu dài sẽ thành thói quen của các bé. Nếu ba mẹ không can thiệp sớm con sẽ dễ “nghiện” ngoáy mũi, gây chảy máu cam, tổn thương vùng niêm mạc mũi.
|
Bên cạnh nhắc nhở cho bé bỏ dần thói quen xấu này, ba mẹ cũng nên giúp con vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày để đường thở thông thoáng, niêm mạc mũi ẩm ướt.
Nghiến răng khi ngủ
Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 14-20% trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ con bị nghiến răng khi ngủ như trẻ đang mọc răng, bị bạn bè bắt nạt, học hành căng thẳng, nghẽn đường thở, viêm họng… Nghiến răng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và thẩm mỹ răng hàm, nên cha mẹ khi phát hiện bé nghiến có thể đánh thức con hoặc đeo niềng nhựa dẻo cho con khi ngủ.
Ăn vặt luôn miệng
Những đứa trẻ được ba mẹ thưởng bằng việc ăn vặt thường xuyên sẽ có suy nghĩ đòi hỏi kẹo bánh mỗi khi đói. Đặc biệt hiện nay các tiệm tạp hóa, căn tin trường học đều có kẹo, bánh, bim bim… không rõ nguồn gốc những hóa chất công nghiệp nguy hiểm nếu tiêu thụ nhiều trong ngày.
|
Do đó, để bé hạn chế ăn vặt không lành mạnh, cha mẹ vạch ra kế hoạch ăn uống bữa chính và bữa phụ, trong đó các loại bim bim được thay thế bằng trái cây sẽ tốt hơn cho sức khỏe của con rất nhiều.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.