Chảy máu trong thai kỳ, đâu là dấu hiệu nghiêm trọng mẹ bầu không nên bỏ qua?

Hãy xem xét nguyên nhân của hiện tượng ra máu trong thai kỳ, những điều nên làm nếu gặp phải sự cố này.

Chảy máu trong thai kỳ có thể kèm theo triệu chứng đau bụng, sốt

Ra máu thai kỳ: vì sao đáng lo ngại?

Mỗi lần có hiện tượng ra máu trong suốt thai kỳ đều khiến các bà bầu lo lắng, ngay cả với những bà mẹ bình tĩnh nhất.

Tuy nhiên, tin vui cho các bà bầu là: dù cho việc ra máu xảy đến vào tam cá nguyệt thứ nhất, dấu hiệu này cũng thường không đáng lo ngại với bà mẹ hoặc em bé.

Đây là hiện tượng thường thấy với một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ mang thai theo cách tự nhiên. Hiện tượng này có thể không liên quan gì đến thai kỳ, ví dụ như bị nhiễm khuẩn hoặc có vấn đề ở thành âm đạo.

‘Phần lớn những trường hợp chảy máu lại vô hại’ - Alyssa Stephenson - Famy, Chuyên gia Y học Sản phụ - thai nhi ở Đại học Washington (Mỹ) cho hay.

Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu – dù ít hay nhiều, có thể là chỉ dấu của rất nhiều vấn đề phức tạp, bao gồm cả xảy thai, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo.

Chính vì thế, các bà bầu tuyệt đối không nên bỏ qua hiện tượng này.

Sau đây là những lý do dẫn đến ra máu thai kỳ, chia theo thời gian mang thai.

Trong 20 tuần đầu tiên

Các bác sĩ ước tính có 25% - 40% các bà bầu sẽ gặp phải ra máu thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất, và đa số các bà bầu sau hiện tượng này vẫn có một thai kỳ bình thường.

Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu giai đoạn nửa đầu thai kỳ, bao gồm:

  • Chảy máu do phôi bắt đầu làm tổ trong thành tử cung của mẹ: thường xảy ra trong 4 tuần đầu của thai kỳ.
  • Do thay đổi nội tiết tố
  • Do quan hệ tình dục
  • Do nhiễm khuẩn

Tuy nhiên, một số tình huống chảy máu trong nửa đầu thai kỳ lại là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm hơn, ví dụ như:

  • Xuất huyết, chảy máu quanh nhau thai: Mặc dù thai phụ vẫn có thể tiếp tục một thai kỳ bình thường, nhưng việc chẩn đoán nhanh và điều trị là rất quan trọng.
  • Thai không bám chắc vào tử cung: điều này xảy ra khi trứng được thụ tinh nhưng ghép vào tử cung không chắc chắn.
  • Sẩy thai (bị đe doạ hoặc sắp xảy ra), không phải là hiếm gặp trong 20 tuần đầu thai kỳ. Thông thường, thai phụ cùng với việc bị ra máu sẽ có thêm các triệu chứng khác, chẳng hạn như chuột rút hoặc đau bụng.
  • Thai ngoài tử cung: xảy ra khi trứng được thụ tinh ở đâu đó ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung không thể tiến triển bình thường và có thể đe doạ đến tính mạng của mẹ nếu không được chẩn đoán.
  • Thai phát triển không bình thường: đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của nhau thai, và thông thường, bao gồm cả bất thường ở bào thai.

Cuối cùng, chảy máu âm đạo trong khi mang thai có thể triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, vì vậy điều quan trọng là bạn gọi ngay bác sĩ của bạn.

Hãy chuẩn bị để cung cấp thông tin về lượng máu, thời gian bị chảy máu, mô tả cảm giác... cho bác sĩ.

Bác sĩ cũng muốn biết về các hiện tượng đi kèm như cơn đau hoặc sốt.

Nếu đã đến tuần 37 của thai kỳ, hiện tượng chảy máu có thể là dấu hiệu chuyển dạ

Trong 20 tuần sau (nửa sau) của thai kỳ

Mặc dù nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể sau 3 tháng đầu, và nhiều biến chứng ban đầu không còn nguy cơ xảy ra (như thai ngoài tử cung), chảy máu trong nửa sau của thai kỳ vẫn cần được xem xét rất nghiêm túc.

Nguyên nhân chảy máu trong nửa sau của thai kỳ bao gồm:

  • Do quan hệ tình dục.
  • Kiểm tra cổ tử cung, đặc biệt là vào cuối tam cá nguyệt thứ ba, khi bà bầu được kiểm tra thường xuyên hơn.
  • Nhau tiền đạo
  • Bong nhau thai nhi: dây nhau bong khỏi thành tử cung, có thể gây ra chảy máu âm đạo trầm trọng và đe doạ đến tính mạng của cả hai mẹ con. Tình trạng này rất hiếm và chỉ xảy ra ở khoảng một phần trăm của tất cả các trường hợp mang thai.
  • Động thai: các triệu chứng như chảy máu âm đạo đi kèm với chuột rút hoặc co giật, tiêu chảy, tăng áp lực vùng chậu, hoặc đau lưng trước 37 tuần, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bé nếu không được kiểm soát.

Sau 37 tuần, các triệu chứng này có thể là một khởi đầu bình thường cho chuyển dạ.

Điểm cuối cùng cần lưu ý là các bà bầu nên gọi điện cho bác sĩ sản khoa ngay khi có hiện tượng ra máu thai kỳ, dù chỉ để chắc chắn là không có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang