Chế độ dinh dưỡng chuẩn-không-cần-chỉnh trong 3 tháng đầu mang thai của mẹ bầu thời hiện đại

(lamchame.vn) - Chế độ ăn cho bà bầu cân đối và điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Một chế độ ăn cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện hơn.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo chế độ dinh dưỡng với  mẹo ăn uống lý tưởng sau:

- Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô và ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường.

- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi.

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên bổ sung axit folic. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Ở tháng thai kỳ thứ 2, bà bầu nên ăn nhiều trái cây và các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, bánh mì, ngũ cốc…Đến tháng thứ 2, bà bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt với những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy như dừng hẳn vòng kinh, thường xuyên đau đầu, cảm giác chóng mặt kèm với buồn nôn, núm vú sậm màu và đau tức... Cũng trong giai đoạn này, các cơn ốm nghén dày đặc hơn, gây cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

Bước qua tháng thứ 3, mẹ bầu đã bớt hẳn cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén. Vì thế bạn có thể nghiêm túc vào quỹ đạo trong việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé ở thời kì này.

Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến; chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ ngày.

- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Thời kỳ này, mẹ nên tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Theo Sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang