Chỉ với tư thế yoga không ai ngờ này, bạn có thể trị được rất nhiều bệnh khác nhau

Không phải ngẫu nhiên mà Sirsasana hay thường gọi là tư thế “trồng cây chuối” trong yoga  được xem là vua của các tư thế lộn ngược. Ngoài việc giúp bạn trở nên tự tin hơn, việc tập thành thạo tư thế này sẽ có tác dụng rất tốt đối với nhiều vấn đề về sức khỏe, theo Livestrong.

Tác dụng của Sirsasana

Tốt cho não

Não, dây thần kinh cột sống và hệ thần kinh giao cảm được cung cấp thêm lượng máu tăng cường, giàu chất dinh dưỡng. Lộn ngược cơ thể giúp thở sâu, cung cấp thêm khí oxy cho não. Khi não khỏe mạnh, các chức năng của cơ thể được điều hòa và hoạt động tích cực hơn. Những rối loạn về thần kinh, mắt, tai, mũi và họng được cải thiện.

Tốt cho hệ hô hấp và tuần hoàn

Người thực hành tư thế này thường xuyên có xu hướng làm cho nhịp thở và nhịp tim chậm lại. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng hệ hô hấp và hệ tuần hoàn hoạt động tốt.

Cải thiện tâm trạng, tăng ham muốn

Sirsasana có thể kích thích não bộ, các tuyến thần kinh và các loại hormone. Máu lên não tăng có nghĩa là kích thích tố như estrogen, adrenaline, dopamine và melatonin tăng giúp cải thiện tâm trạng và cả ham muốn tình dục.

Kiểm soát cảm xúc, tăng khả năng ghi nhớ

Tư thế cũng đem lại những lợi ích tinh thần như tâm trí sẽ điềm tĩnh nhờ tăng cường kiểm soát tinh thần và cảm xúc. Trí nhớ và năng lực trí tuệ tăng lên. Cải thiện khả năng tập trung, khả năng của các giác quan (thị lực, thính giác). Đặc biệt, lòng tự tin và sự thấu cảm cũng tăng lên.

Giúp ngủ ngon hơn

Khi bạn trồng cây chuối, tình trạng căng cơ sẽ giảm 35%, do đó có thể giảm thiểu được tình trạng mất ngủ và căng thẳng.

Giúp cơ lưng khỏe mạnh

Động tác trồng cây chuối còn giúp cho cơ lưng của bạn khỏe mạnh hơn, giúp giảm đau lưng.

Chống lão hóa

Máu sẽ đổ về mặt nhiều hơn, đưa các chất dinh dưỡng và oxy bổ sung cho da. Thậm chí không chỉ da mặt mà da đầu cũng có ảnh hưởng tích cực. Trồng cây chuối còn làm cho tóc bạn đen và mượt hơn.

Tư thế này cũng là phương thuốc hữu hiệu cho chứng đau bụng do thận và chứng táo bón kinh niên, hỗ trợ chữa sa dạ dày và bệnh hen suyễn. Ngoài ra tư thế này còn giúp kích thích chức năng tuyến sinh sản.

Tập Sirsasana như thế nào?

  • Từ tư thế "em bé", ngồi trên gót chân, hai đầu gối và hai bàn chân chụm vào nhau. Đặt bàn tay lên khuỷu tay kia, đo khoảng cách. Tiếp theo, bạn đặt cùi chỏ xuống sàn, đan 2 bàn tay vào nhau tạo thành hình tam giác. Tiếp đó, bạn đặt đỉnh đầu xuống sàn, vòng tay qua đầu và từ từ duỗi thẳng đầu gối, nâng mông lên cao. Lúc bấy giờ, cơ thể sẽ thành hình chữ V ngược.

  • Giữ đầu gối và lưng thẳng, di chuyển chân về gần phía đầu, dồn trọng lượng lên phần đầu cùng phần tay, giữ nguyên ít nhất 30 giây.

  • Từ từ nhấc chân lên khỏi mặt đất thật cẩn thận, vừa nhấc vừa co đầu gối lại về phía ngực và dần dần duỗi thẳng chân với mũi bàn chân hướng lên trời, giữ vài giây rồi tăng dần đến 10-15p.

  • Thực hiện các bước ở trên theo thứ tự ngược lại trong vòng 3 đến 5 nhịp thở.

Lưu ý quan trọng

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng tư thế này lại có một số rủi ro gây nguy hiểm. Những người bị viêm đốt sống, trượt đĩa xương sống hoặc có vấn đề về cổ và xương sống, người bị choáng, cao huyết áp, máu có tạp chất, huyết khối, người có bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về tim mạch, phụ nữ có thai không nên thực hiện tư thế này. 

Tốt nhất là học Sirsasana dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ có thể giúp bạn xác định xem bạn có thực sự sẵn sàng cho việc học hay không cũng như giúp bạn các mẹo quan trọng để giữ cho xương sống và cổ an toàn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang