Chiều theo hay cứng rắn – phương pháp nào cha mẹ nên áp dụng cho con đang “khủng hoảng tuổi lên 3”?

Khi con trở nên ương bướng, khó bảo giai đoạn tuổi lên 3, chắc chắn cha mẹ rất đau đầu nghĩ cách xử lý, nên độc đoán, cứng rắn hay mặc những yêu sách của con?

Bước vào giai đoạn tuổi lên 3, rất nhiều trẻ bỗng trở nên bướng bỉnh, ương ngạnh và khó bảo khiến cha mẹ đau đầu. Các nhà tâm lý học gọi sự thay đổi tính cách của trẻ ở giai đoạn này là "Khủng hoảng tuổi lên 3". 

Và nguyên nhân khủng hoảng có thể giải thích bởi 3 yếu tố: Trẻ tăng nhận thức về thế giới xung quanh nên thể hiện chính kiến và muốn được tôn trọng; kỹ năng vận động trở nên hoàn thiện nên thích thú được làm mọi chuyện phục vụ bản thân, giúp đỡ mọi người; kỹ năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện nên chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn dẫn đến bố mẹ không hiểu ý. 

Cứng rắn hay chiều theo yêu sách của con giai đoạn tuổi lên 3? - Ảnh 1.

Thông thường, trẻ lên 3 sẽ trở nên ương bướng, cứng đầu và khó bảo. (Ảnh minh họa)

Hiểu được nguyên nhân đó, nhưng vẫn không nhiều phụ huynh có cách đối mặt đúng đắn khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng. Đa phần các bậc cha mẹ sẽ đắn đo nên chiều theo ý con hay cứng rắn, bởi phương pháp nào cũng có những ưu, hạn chế nhất định:

Chiều chuộng theo ý của con: Giai đoạn lên 3, trí não của trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ nên tăng nhận thức về thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu khát khao được thể hiện quan điểm, tự hành động mọi thứ. Nhiều khi, trẻ sẽ ương bướng 1 cách phát bực ví dụ như khăng khăng xách đồ rồi để rơi, không chịu thay bộ quần áo yêu thích dù đã rất bẩn... 

Không ít cha mẹ vì muốn đỡ mất thời gian nên chiều theo ý con để "yên chuyện". Tuy nhiên, nếu việc chiều chuộng theo ý con thường xuyên diễn ra khiến trẻ tiếp tục hành vi bướng bỉnh và chống đối, thậm chí mức độ có thể ngày càng gia tăng.

Cứng rắn hay chiều theo yêu sách của con giai đoạn tuổi lên 3? - Ảnh 2.
 

Cha mẹ cứng rắn, áp đặt: Trẻ lên 3 thật sự rất ương bướng, cứng đầu và khó bảo. Vậy nên cha mẹ mới nhiều phen bực bội, thậm chí "khủng hoảng". Một số phụ huynh nói nhẹ con không nghe đã sử dụng biện pháp mạnh như đánh đòn, quát mắng... Tuy nhiên, quá cứng rắn khi giáo dục trẻ giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 cũng chưa phải cách hay. 

Trẻ có thể tiếp tục không nghe lời và lăn ra khóc lóc, ăn vạ cũng có thể thuận theo cha mẹ nhưng trong lòng thì ấm ức, không phục. Và dù ở tình huống nào, các con vẫn cảm thấy khó chịu, nhận thức vốn không thay đổi nên hành động ương bướng tiếp tục lặp lại ở các lần tiếp theo.

Cứng rắn hay chiều theo yêu sách của con giai đoạn tuổi lên 3? - Ảnh 3.
 

Vậy cha mẹ nên áp dụng chiến lược nào để xử lý giai đoạn khủng hoảng của con? 

1. Ít quát mắng và hãy yêu thương nhiều hơn: Quát mắng chưa bao giờ là phương án tối ưu trong giáo dục con trẻ. Hãy hạn chế to tiếng, nặng lời và dành nhiều yêu thương tới trẻ hơn nữa.

2. Hòa mình với con: Đặt mình vào vị trí của con là cách tốt nhất giúp mẹ hiểu và thông cảm hơn với hành động, suy nghĩ của trẻ.

3. Quan tâm đến con từ những điều nhỏ nhất: Trẻ quậy phá ngoài do ảnh hưởng bởi khủng hoảng độ tuổi còn là cách thu hút sự chú ý của người lớn. Do đó, mẹ hãy quan tâm tới bé nhiều hơn nhé!

Cứng rắn hay chiều theo yêu sách của con giai đoạn tuổi lên 3? - Ảnh 4.

Mẹ hãy dành cho trẻ nhiều sự quan tâm và yêu thương trong giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3" nhé! (Ảnh minh họa)

4. Hãy ôm con thật nhiều mỗi ngày: Một cái ôm ấm áp sẽ khiến con thấy mình được quan tâm hơn hay dễ dàng bình tâm lại khi đang nổi nóng.

5. Hãy cho con những chỉ dẫn rõ ràng: Đặt ra quy tắc rõ ràng, nếu con sai có thể bị phạt. Ngược lại, khi con làm tốt đừng tiếc những lời khen ngợi và phần thưởng động viên.

6. Mẹ hãy quan tâm đến bản thân mình: Khi mẹ quá mệt mỏi vì những trò nghịch phá của con, hãy nhờ sự trợ giúp của người thân và dành thời gian quan tâm tới bản thân mình nhiều hơn.

Link bài gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/chieu-theo-hay-cung-ran-phuong-phap-nao-cha-me-nen-ap-dung-cho-con-dang-khung-hoang-tuoi-len-3-222019291123254978.htm

 
 
 

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang