Dù ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình cũng cần có sự đồng thuận từ cả hai vợ chồng
Rất nhiều bà mẹ đã đồng cảm cho chị Bảo Anh, facebook chị Thị Diệp đã bình luận: “Suốt ngày chỉ vì chuyện tiền mà to nhỏ với nhau. Sáng mình cũng vừa đi chợ mua xương ống về mà nấu cháo cho con. Mẹ chồng thấy đớp luôn câu: “ Mua gì mà nhiều thế!”, trong khi e mua có 20k các mẹ ạ. Trời ơi, đi ra chợ mua 20k xương với 10k rau xanh nữa. Thế ma bà bảo nhiều. Không thể hiểu sống sao mới vừa nữa”.
Câu chuyện về quản lý tài chính gia đình của mẹ Trang Linh: “Em cũng đang hoảng cái vụ chi tiêu với chồng đây. Chồng em thì tiền để tủ đấy ai lấy thì tiêu. Em cũng không quản. Nhưng phải cái tội mỗi lần mình muốn mua gì cho mình cứ hỏi hỏi ông ý cứ kiểu mua làm gì đã thấy chán rồi. Hay tự mua về là cứ nhăn nhăn. Em chả thích gì. Mà lúc đi làm cũng như lúc ở nhà e chả cầm tiền. Lương bao nhiêu chồng rút các mẹ bảo em có dở hơi không”
Những dòng bức xúc của chị Bảo Anh khi chồng cho rằng chị không biết quản lý tiền bạc, tài chính gia đình
Cụ thể câu chuyện của mẹ Bảo Anh như sau:
“Chồng bảo " Em không quản lý được tiền bạc thi ngày mai đưa anh quản lý cho, em chỉ việc cơm nước đi chợ chăm con thôi"
- Mình bảo " Vâng, được thế thì tốt quá mai anh cứ cầm hết tiền đi nếu thấy em làm chưa tốt, em cũng mệt mỏi lắm rồi"
Thật sự mà nói mình không phải người tính toán đồng tiền chi li. Từ lúc yêu đến lúc cưới chưa bao giờ quản lý tiền chồng bất kì lúc nào, tiền bạc chi tiêu gia đình 5 người lớn 1 trẻ con minh đã thử ghi chi tiết lại vâng, cực nhiều tiền các mẹ ạ. Em đang bầu đứa nữa lại thêm chăm con việc nhà cơm nước chạy việc vặt thôi cũng mệt cũng hết ngày rồi. Nay chồng nói mình như vậy cảm thấy tự ái thấy mình vô dụng. Chồng thì chả hiểu cho mình. Cứ nghĩ ở nhà là sướng à, cứ thử chăm con làm việc nhà, vác bầu đi chợ cơm nước xem có thấm ko?
Nếu là các mẹ thì các mẹ có thấy như em không? Còn nhiều cái nữa viết vài dòng không thể kể hết được. Thật sự rất bức xúc !”
Ở Việt Nam có ba mô hình quản lý thu chi được các gia đình áp dụng nhiều nhất. Một là, chồng sẽ là người giữ toàn bộ thu nhập của gia đình, hai là cả vợ và chồng cùng giữ nhưng vẫn có quỹ riêng dành cho những khoản chi tiêu chung như nội trợ, con cái, ba là vợ sẽ là người “tay hòm chìa khóa” nắm giữ lương chồng và đứng lên chi trả mọi khoản. Mỗi một mô hình lại có một mặt lợi và mặt hại khác nhau.
Mô hình 1: Chồng là trụ cột nắm giữ thu chi trong gia đình
Ở mô hình đầu tiên khi chồng là người nắm giữ thu chi thì vợ sẽ nhẹ đi phần nào những gánh lo trong cuộc sống và người đàn ông sẽ trở nên có trách nhiệm với gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, đàn ông không thể nào biết cách chăm chút, vun vén cho gia đình nhiều như phụ nữ. Hơn thế, các anh chồng hay có thói “vung tay quá đà” , ít tiết kiệm nên điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Chị Nguyễn Lan Hương (24 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) hiện chưa có việc làm, mọi nguồn thu nhập đều đến từ chồng, công việc hàng ngày của chị là chăm lo cơm nước và cậu con trai 2 tuổi. Chồng chị kiêm cả quản lý tài chính cho gia đình. Mỗi lần cần đến việc chị lại xin chồng, nhưng khoản tiết kiệm chung cho gia đình gần như là không có.
Mô hình 2: Vợ và chồng cùng có trách nhiệm đóng góp vào quỹ chung của gia đình
Với mô hình thứ hai, mặt lợi của việc này là cả vợ và chồng đều có trách nhiệm đóng góp, vun vén cho việc tổ chức cuộc sống gia đình. Hai là, vợ chồng cùng giữ tiền sẽ tạo ra sự tự do chi tiêu cá nhân tránh gây khó khăn cho người kia khi cần chi tiêu gấp. Ba là một trong hai người giữ hết tiền sẽ có thể dẫn đến sự thâm hụt quỹ chung của gia đình. Ví dụ như: Vợ có thể mua sắm hay làm đẹp quá trớn, chồng có dễ la cà quán xá, tiêu tiền vào các thiết bị công nghệ. Thứ ba, việc cả vợ và chồng cùng nhau chi tiêu cho các hoạt động của gia đình sẽ giúp tránh được những gánh nặng cho phụ nữ trong việc phải lo lắng cân đối chi tiêu cho tất cả các công việc trong gia đình, tạo sự bình đẳng nam – nữ trong gia đình, tránh hiện tượng “Vợ nói chồng vô trách nhiệm, chồng kêu vợ “bóc lột” tiền lương”. Cho nên vợ chồng tự giữ tiền và cũng có trách nhiệm chi tiêu cho hoạt động của gia đình sẽ tốt hơn là một người giữ cho cả hai.
Ghi chép lại chi tiêu và lên kế hoạch để xác định mục tiêu tài chính hàng tháng
Tuy nhiên, mặt trái của cách này là vợ chồng mất đi sự giao tiếp, bàn bạc về các khoản chi phát sinh bất thường điều này có thể ảnh hưởng đến sự gắn bó trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng sẽ thiếu đi sự thống nhất, trao đổi trong quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình vì trong thực tế vợ chồng có rất nhiều cái chung nhau như con cái, sửa chữa và sắm sửa đồ đạc thêm cho tổ ấm. Khó có thể thể rạch ròi chi tiết chi tiêu cho những việc lớn, nhỏ phát sinh trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu vợ chồng không quan tâm đến thu nhập của nhau cũng có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những thói xấu như cờ bạc, rượu chè hay những khoản chi không phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Mô hình 3: Vợ là chủ quản
Còn đối với mô hình gia đình thứ ba, khi mà vợ là người chủ quản , giữ lương chồng và đứng lên chi trả các khoản của gia đình thì điều này sẽ khiến các ông chồng nghĩ rằng mình là người làm ra của cải chính trong gia đình nên không thể nào chuyện nhỏ nhất cũng phải "ngửa tay xin tiền vợ" làm mất thể diện đàn ông. Hơn thế nữa chồng còn là trụ cột chính phải lo nhiều khoản, có những lúc thời cơ đến phải quyết định nhanh và ngay không thể cứ mãi phụ thuộc vào vợ. Tôi đã từng gặp một trường hợp của người phụ nữ tên T. (38 tuổi) ở nhà nội trợ và giữ tiền. Hơn 15 năm làm vợ, chị ấy chưa bao giờ chia sẻ với chồng gia đình có bao tiền, phí sinh hoạt hàng tháng là bao nhiêu, tháng này thiếu tiền hay dư…? Tất cả mọi thứ, chị T. cứ một mình gồng gánh khiến người chồng tưởng rằng số tiền kiếm ra nhiều lắm.
Tài chính thường là nguyên nhân khiến cho hôn nhân đổ vỡ nhưng chỉ cần vợ chồng cởi mở trao đổi và tin tưởng nhau và giải quyết tốt những bất đồng về tài chính thì vấn đề nhạy cảm này không thể thể làm rạn nứt tình cảm vợ chồng được.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.