Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam "hiến kế" giải pháp sống chung với Covid-19 như các dịch sốt xuất huyết, sốt rét

Chúng ta đã có kinh nghiệm và đã thành công trong việc xã hội hóa bệnh đại dịch HIV/AIDS, vậy tại sao không xã hội hóa việc phòng chống Covid-19, chuyên gia đặt câu hỏi.

Để xã hội hóa công tác phòng chống dịch Covid-19, chúng ta dựa trên những kinh nghiệm đã có khi thực hiện xã hội hóa chống dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét ... và các chương trình khác.

Để chung sống với Covid-19, chúng ta cần coi bệnh này là 1 bệnh cúm có độc lực cao hơn, lây nhiễm nhanh, mạnh hơn. Muốn sống chung với Covid-19 thì việc xã hội hóa vấn đề Covid-19 là tất yếu. Chúng ta cần làm càng sớm càng tốt. 

Một trong những việc có thể xã hội hóa là thực hiện 4 tại chỗ, mở rộng khái niệm và trao thêm nhiệm vụ cho y tế cơ sở. Bốn tại chỗ ở đây được hiểu là phòng bệnh ngay tuyến cơ sở; phát hiện bệnh, chẩn đoán tại địa bàn cơ sở; điều trị ngay tại cơ sở; nhân viên y tế là người của sở tại.

Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam hiến kế giải pháp sống chung với Covid-19 như các dịch sốt xuất huyết, sốt rét - Ảnh 1.

Test nhanh cho người dân TP.HCM.

Y tế cơ sở ở đây nên được hiểu là y tế tuyến huyện, tuyến xã, y tế thôn bản và y tế tư nhân.

Để làm được việc này, chính phủ cần có chủ trương và chính sách cho phép xã hội hóa công tác phòng chống, chữa bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bộ Y tế cần ban hành văn bản những hiểu biết cơ bản về phòng chống, phát hiện, chẩn đoán, cách thức chữa trị bệnh Covid-19 thành 1 bộ tài liệu cẩm nang, tập huấn cho y tế cơ sở.

Bộ thông tin truyền thông thông tin ở mức độ đúng mực, vừa làm, báo chí vừa phản biện, nêu gương tốt, phê phán những lệch lạc, trục lợi của kẻ xấu. Báo chí không nên thổi phồng những đau thương, mất mát, sự bất lực của con người trước dịch bệnh, để tránh những sai sót truyền thông trong thời kỳ chống dịch HIV/AIDS mà chúng ta từng mắc phải. Các bộ ngành theo chức năng của mình cùng đồng hành với quá trình dài hạn này.

Việc xã hội hóa vấn đề nêu trên còn được hiểu theo 1 khía cạnh khác nữa, đó là việc phát huy quyền làm chủ của người dân trong lựa chọn phương án chữa trị bệnh thế nào, phương pháp gì, thuốc nam hay thuốc bắc, thuốc đông y hay tây y. Theo đó chúng ta mới phát huy được toàn bộ sức mạnh của dân tộc.

Khi hệ thống y tế nhận thức đúng về xã hội hóa vấn đề Covid-19 theo chủ trương của chính phủ cùng với những chính sách phù hợp và sát thực tế thì người dân sẽ ủng hộ và khả năng thành công sẽ rất cao.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/chu-tich-vien-y-hoc-ban-dia-viet-nam-hien-ke-giai-phap-song-chung-voi-covid-19-nhu-cac-dich-sot-xuat-huyet-sot-ret-161212509160607990.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang